Biện pháp mạnh buộc tiêm vắc xin Covid-19

23/06/2021 07:43 GMT+7

Trước tình trạng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 còn thấp, một số nước và thành phố áp dụng biện pháp mạnh nhằm buộc người dân phải tiêm loại vắc xin này.

Trong thời gian gần đây, nhiều khu vực trên thế giới áp dụng không ít chương trình tiêm vắc xin Covid-19 trúng thưởng nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng và đã thu được kết quả nhất định.

Mỹ chia sẻ thêm 55 triệu liều vắc xin

Nhà Trắng ngày 22.6 công bố chi tiết kế hoạch chia sẻ 55 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19. Đây là phần còn lại của tổng số 80 triệu liều được Mỹ cam kết chia sẻ cho thế giới trước cuối tháng 6. Theo thông báo, khoảng 41 triệu liều sẽ được chia sẻ thông qua cơ chế COVAX của LHQ, trong đó khoảng 16 triệu liều sẽ được cấp cho các nước và vùng lãnh thổ tại châu Á, gồm VN. Khoảng 14 triệu liều còn lại trong số 55 triệu liều sẽ được chia cho các khu vực ưu tiên vì đại dịch đang bùng mạnh, trong đó có VN. Trong số 80 triệu liều vắc xin Covid-19 Mỹ cam kết chia sẻ, có 60 triệu liều AstraZeneca và 20 triệu liều của Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson, theo CNBC.
Bảo Vinh
Bên cạnh đó, chính quyền một số nước và thành phố còn đưa ra mệnh lệnh để đối phó đối tượng từ chối tiêm vắc xin trong lúc tình hình dịch bệnh còn phức tạp. Chẳng hạn, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa sẽ bỏ tù những người từ chối tiêm vắc xin Covid-19, theo Reuters.

Tổng thống Philippines dọa ai không tiêm chủng Covid-19 sẽ bị tiêm vắc xin lợn

"Quý vị chọn đi, tiêm vắc xin hoặc tôi sẽ bỏ tù quý vị. Đừng có hiểu sai về tôi, đang có một cuộc khủng hoảng ở đất nước này”, Tổng thống Duterte cảnh báo trong bài phát biểu được truyền hình hôm 21.6.
Ông Duterte đưa ra cảnh báo mới sau khi có báo cáo về tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 ở mức thấp tại một số điểm tiêm chủng thuộc thủ đô Manila. Tính đến ngày 20.6, giới chức Philippines đã tiêm vắc xin đầy đủ cho 2,1 triệu người trong khi chính phủ đặt mục tiêu miễn dịch cho 70 triệu người trong năm nay.

Nhiều nước hỗ trợ ASEAN tiếp cận vắc xin Covid-19

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 22.6 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN+3 giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại hội nghị, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tích cực các sáng kiến của ASEAN về phòng, chống Covid-19, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế dự phòng, nghiên cứu, phát triển và tiếp cận vắc xin chống Covid-19.  
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ những kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh, hỗ trợ ASEAN tăng cường năng lực sản xuất và mua vắc xin kịp thời cho người dân. Ông Dũng cũng nhấn mạnh bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết tạo thuận lợi cho các nỗ lực phục hồi, tăng trưởng, phát triển bền vững.
Vũ Hân
Cũng như ở Philippines, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 tại Indonesia vẫn thấp trong khi số ca nhiễm mới ở mức báo động. Hồi tuần trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh giới chức tăng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19. Phát ngôn viên Lực lượng phòng chống Covid-19 quốc gia của Indonesia Wiku Adisasmito cho rằng quá trình tiêm vắc xin lâu nay diễn ra chậm có thể do nguồn cung vắc xin toàn cầu bị hạn chế, tình trạng chưa sẵn sàng của hệ thống y tế quốc gia và tình trạng người dân lưỡng lự, không chịu tiêm. Hồi tháng 2, chính quyền thủ đô Jakarta đã cảnh báo với người dân rằng nếu từ chối tiêm vắc xin, họ sẽ không được nhận trợ cấp xã hội và đối diện mức phạt lên tới 5 triệu IDR (7,9 triệu đồng), theo Reuters.

Muốn đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc cần tiêm vắc xin Covid-19 cho bao nhiêu dân?

Cũng nhằm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19, chính quyền thủ đô Moscow (Nga) hôm 16.6 ra lệnh tất cả lao động có vai trò tiếp xúc trực tiếp với người khác phải được tiêm vắc xin Covid-19, trong đó có thợ cắt tóc, tài xế taxi, nhân viên bán lẻ, nhân viên ngân hàng, giáo viên… Giới chức Moscow còn ra lệnh các công ty trong vòng 1 tháng phải đảm bảo ít nhất 60% nhân viên được tiêm liều đầu tiên, nếu không sẽ đối diện mức phạt hoặc đóng cửa tạm thời. Hãng tin TASS dẫn lời quan chức thủ đô Moscow Yevgeny Danchikov cho hay những công ty không đáp ứng yêu cầu tiêm vắc xin Covid-19 cho các nhân viên có thể bị phạt lên tới 1 triệu rúp (hơn 313 triệu đồng) nếu tái phạm và có thể bị đóng cửa tới 90 ngày. Hôm qua, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov còn cảnh báo những người không tiêm vắc xin Covid-19 hoặc không có được khả năng miễn dịch sẽ không thể làm việc ở tất cả các nơi làm việc ở Nga và họ có thể bị phân biệt đối xử, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.