Bộ trưởng Úc: Trung Quốc phớt lờ đề nghị giảm căng thẳng liên quan Covid-19

08/06/2020 14:37 GMT+7

Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham hôm nay 8.6 nói rằng Trung Quốc vẫn chưa phản hồi đề nghị giảm căng thẳng song phương sau khi Úc kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus gây bệnh Covid-19 .

Phía Úc khẳng định việc kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về Covid-19 không nhắm vào Bắc Kinh về mặt chính trị, theo Reuters. Trong khi đó,Trung Quốc cáo buộc Úc chơi “trò nhỏ mọn” và đại sứ Trung Quốc cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể tẩy chay các sản phẩm Úc nếu Úc đeo đuổi cuộc điều tra về Covid-19. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc, chiếm hơn 30% tổng trị giá xuất khẩu của Úc.
Trung Quốc mới đây đã tạm dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 công ty chế biến thịt lớn nhất của Úc và áp thuế cao lên lúa mạch nhập khẩu từ Úc, dù hai bên khẳng định những động thái này không liên quan đến cuộc căng thẳng về Covid-19.

"Chó châu Á": Người gốc Việt tại Úc bị đá, phun nước bọt vào mặt do phân biệt chủng tộc liên quan đến dịch Covid-19

Trước tình trạng căng thẳng, Bộ trưởng Birmingham đã đề nghị tổ chức các cuộc thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc cách đây vài tuần, nhưng ông cho hay Bắc Kinh vẫn phớt lờ đề nghị này. “Không may là đề nghị của chúng ta về một cuộc thảo luận cho đến nay không được đáp ứng một cách tích cực. Đó là điều gây thất vọng”, Bộ trưởng Birmingham nói với Đài ABC News.
Hôm 5.6, Trung Quốc khuyến cáo công dân nước này tránh đến Úc, viện dẫn tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực chống lại người Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19, nhưng phía Úc gọi đây là cáo buộc vô căn cứ.
Cuộc thăm dò ý kiến mới nhất do tờ The Australian (Úc) công bố hôm nay 8.6 cho thấy 79% số người được hỏi ủng hộ Thủ tướng Scott Morrison trong việc kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về Covid-19.

[VIDEO] Hơn 400.000 người chết vì Covid-19 toàn cầu, gần 1,2 triệu ca Covid-19 tại Mỹ Latinh

Kể từ khi Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12.2019 cho đến nay, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận có dịch. Số ca nhiễm trên toàn cầu tính đến sáng nay 8.6 đã tăng lên hơn 7 triệu ca, với hơn 402.000 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.