Vắc xin và cuộc chiến trường kỳ
Điểm nóng địa chính trị 2021Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục được dự đoán là một trong những điểm nóng địa chính trị của thế giới năm 2021. Các tranh chấp chủ quyền vẫn là mối quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực. Đáng chú ý, năm 2021, Trung Quốc sẽ họp quốc hội và vạch ra mục tiêu kế hoạch 5 năm tới, Hội đồng lập pháp Hồng Kông bầu cử, Nhật Bản cũng bầu chủ tịch đảng cầm quyền và việc Mỹ có tổng thống mới sẽ tác động không nhỏ đến khu vực. Chưa kể, CHDCND Triều Tiên vẫn sẽ là ẩn số trong năm 2021 khi cuộc đối thoại với Mỹ rơi vào bế tắc và ông Biden có thể chọn cách tiếp cận khác với Triều Tiên.
2021 cũng là một năm đáng chờ đợi đối với châu Âu khi nước Anh hết giai đoạn chuyển tiếp rời EU. Hậu Brexit cũng là lúc EU nỗ lực giải quyết mâu thuẫn nội khối về hàng loạt vấn đề, trong đó có việc tái định hình vị thế trên toàn cầu, quan hệ với đồng minh Mỹ và ứng phó trước những thách thức từ Nga, Trung Quốc. Thời gian gần đây, EU đã có những chỉ dấu chủ động hơn trong vấn đề ngoài khối như biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân, thương mại tự do, an ninh, tự do hàng hải…
|
Trách chính phủ Tổng thống Trump triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 chậm, ông Biden hứa hẹn gì? |
![]() Bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán Ảnh: AFP |
Phục hồi kinh tế
Trung Quốc có thể sớm vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới |
Bất ổn và cạnh tranh chiến lược
Ông Biden chỉ trích chính phủ ông Trump "vô trách nhiệm" trong bàn giao quyền lực |
![]() Người đầu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 tại Anh Ảnh: Reuters - Đồ họa: Phúc Hải 31.12.2019
WHO phát hiện thông tin về nhóm bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi lạ do vi rút tại TP.Vũ Hán, Trung Quốc.
3.1.2020
Giới chức Trung Quốc cung cấp thông tin cho WHO về cụm ca nhiễm viêm phổi lạ ở Vũ Hán.
5.1.2020
WHO công bố báo cáo đầu tiên về đợt bùng phát dịch.
7.1.2020
Trung Quốc xác định vi rút gây bệnh là chủng mới của vi rút Corona.
11.1.2020
Truyền thông Trung Quốc đưa tin về ca tử vong đầu tiên do vi rút Corona chủng mới.
13.1.2020
Thái Lan ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngoài Trung Quốc, là người nhập cảnh từ Vũ Hán.
2.2.2020
Philippines ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngoài Trung Quốc.
31.1.2020
Mỹ cấm người nước ngoài từ Trung Quốc nhập cảnh.
30.1.2020
WHO ban bố Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu.
27 - 28.1.2020
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đến Trung Quốc bàn về việc ứng phó.
23.1.2020
Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán.
20.1.2020
Mỹ ghi nhận ca bệnh đầu tiên.
20 - 21.1.2020
Phái đoàn WHO đến Vũ Hán tìm hiểu về việc ứng phó.
11.2.2020
Ủy ban Quốc tế về phân loại vi rút (ICTV)
đặt tên cho vi rút Corona chủng mới là SARS-CoV-2. Cùng ngày, WHO thông báo đặt tên bệnh do SARS-CoV-2 gây ra là Covid-19.
16.2.2020
Phái đoàn chung của WHO - Trung Quốc thực địa nhiều địa phương, đánh giá tình hình dịch bệnh và cách ứng phó.
11.3.2020
WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
4.4.2020
WHO thông báo có hơn 1 triệu ca nhiễm trên toàn cầu.
8.4.2020
Lệnh phong tỏa tại Vũ Hán chính thức chấm dứt.
18 - 19.5.2020
Đại hội đồng Y tế thế giới nhất trí điều tra nguồn gốc Covid-19, đánh giá cách ứng phó của WHO.
2.12.2020
Anh cấp phép cho vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
9.11.2020
Toàn cầu có 50 triệu ca nhiễm.
2.10.2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiễm Covid-19.
11.8.2020
Nga trở thành nước đầu tiên cấp phép cho vắc xin Covid-19.
10.7.2020
Nhóm chuyên gia tiền trạm của WHO đến Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19.
28.6.2020
Thế giới có 10 triệu ca nhiễm.
8.12.2020
Anh là nước đầu tiên tiêm vắc xin Covid-19 đã được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
11.12.2020
Mỹ cấp phép cho vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
14.12.2020
Mỹ bắt đầu tiêm chủng vắc xin của Pfizer/BioNTech.
Nguồn: WHO, Business Insider, The New York Times, CNN
|
Bình luận (0)