“Các ngoại trưởng nhất trí rằng họ muốn phục hồi mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương truyền thống và cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu trong tương lai. Cuộc hội đàm chuyên sâu đầu tiên kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức đã diễn ra trong bầu không khí tin cậy và mang tính xây dựng cao”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức.
Ông Trump bị loại khỏi danh sách được cấp tin tình báo ?Tổng thống Joe Biden cho rằng không nên để ông Donald Trump tiếp tục tham gia các cuộc cung cấp tin tình báo theo như truyền thống dành cho các cựu tổng thống Mỹ. Chia sẻ trên Đài CBS News ngày 5.2, đương kim chủ nhân Nhà Trắng cho rằng ông Trump “không phù hợp để làm tổng thống” và “hành vi thất thường” của người tiền nhiệm là lý do tại sao không nên để ông tiếp cận thông tin tình báo mật của Mỹ trong tương lai.
“Ông (Biden) gọi ông ấy là mối đe dọa hiện hữu, là đầu mối nguy hiểm, đầy khinh suất”, người dẫn chương trình Norah O”Donnell nhắc lại. Tổng thống Biden xác nhận mình từng nói thế và đến nay vẫn cho rằng như thế. Trước đó, bản thân ông Biden cũng bị trì hoãn việc cung cấp tin tình báo dù giới truyền thông Mỹ nhất trí rằng ứng viên Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3.11.2020. Ông Biden không trả lời trước câu hỏi liệu ông sẽ bỏ phiếu kết tội ông Trump trong phiên luận tội tại Thượng viện Mỹ hay không, nếu có cơ hội.
H.G
|
“E3 và Mỹ đang hướng đến một cách tiếp cận thống nhất nhằm giải quyết mối quan ngại chung về chương trình hạt nhân Iran”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết khi đề cấp đến E3 là 3 nước châu Âu (Anh, Đức và Pháp) ký kết thỏa thuận Iran năm 2015. Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi đó là cuộc hội đàm “quan trọng về Iran để cùng nhau xử lý những thách thức về vũ khí hạt nhân và an ninh khu vực”.
Dù vậy, đến nay Tehran vẫn khẳng định Washington phải dỡ bỏ các lệnh cấm vận trước khi Iran tuân thủ trở lại điều khoản của thỏa thuận và loại trừ khả năng đàm phán về vấn đề an ninh khu vực.
Động thái trên cho thấy chính phủ ông Biden nỗ lực thay đổi chính sách “nước Mỹ trên hết” dưới thời ông Trump, vốn phá vỡ các liên minh toàn cầu, gây rạn nứt mối quan hệ với những nước đồng minh châu Âu. Ngoại trưởng Blinken đã “nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc phối hợp hành động với đồng minh nhằm đối phó các thách thức toàn cầu”.
Mặt khác, chính phủ ông Biden yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga mà Ankara đã mua hồi năm 2019. Trong vấn đề này, ông Biden đi theo đường lối của chính quyền ông Trump, vốn đã áp đặt các lệnh cấm vận đối với đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ.
Về Trung Quốc, Ngoại trưởng Blinken đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, nhấn mạnh Washington sẽ bảo vệ nhân quyền và các giá trị dân chủ ở khu tự trị Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông, theo Reuters. Ông Blinken tái khẳng định Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hoạt động đe dọa sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm eo biển Đài Loan và Biển Đông. Đáp lại, ông Dương đề nghị Mỹ nên “sửa chữa” những sai lầm gần đây, ngừng can thiệp vấn đề nội bộ và kêu gọi hai bên phải tôn trọng hệ thống chính trị, con đường phát triển của nhau.
Trước đó, ông Biden mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất” và Washington sẽ đối đầu với Bắc Kinh về nhiều vấn đề bao gồm nhân quyền, sở hữu trí tuệ và chính sách kinh tế, nhưng sẵn sàng hợp tác trong một số lĩnh vực “nếu phục vụ lợi ích của Mỹ”.
Tờ Hoàn Cầu thời báo cho rằng chính phủ ông Biden duy trì chính sách cứng rắn cùng lúc cải thiện hợp tác với Trung Quốc trong một vài lĩnh vực. “Điều này rõ ràng khác biệt với chính quyền ông Trump, vốn chỉ thúc đẩy sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ”, theo tờ báo nhận định.
Bình luận (0)