Đập Tam Hiệp đối diện thách thức lớn

19/07/2020 08:00 GMT+7

Mực nước hồ chứa của đập Tam Hiệp vượt mức cảnh báo lũ hơn 15 m sau khi đỉnh lũ thứ 2 hình thành trên thượng nguồn sông Dương Tử.

Tân Hoa xã hôm qua đưa tin hồ chứa của đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã chứng kiến đợt lũ thứ 2 trên sông Dương Tử trong năm 2020 và đây là đợt lũ lớn nhất hồ chứa này hứng phải từ đầu năm đến nay.

Vượt mức cảnh báo lũ hơn 15 m

Lúc 8 giờ ngày 18.7 (giờ địa phương), dòng nước lũ đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp với lưu lượng 61.000 m3/giây trong khi lượng nước xả ra với vận tốc 33.000 m3/giây. Khoảng 45% lượng nước lũ được giữ lại trong hồ chứa đập Tam Hiệp, đẩy mực nước trong hồ lên tới 160,17 m, vượt mức cảnh báo lũ hơn 15 m, theo Công ty Tam Hiệp Trung Quốc.

Hơn 40 người chết do lũ quét, lở đất ở Indonesia

Lực lượng cứu hộ Indonesia hôm qua tiếp tục công cuộc tìm kiếm và cứu hộ sau khi các trận lũ quét và lở đất do mưa to ở tỉnh Nam Sulawesi từ ngày 13.7 khiến 36 người chết, 67 người mất tích và hơn 14.000 người sơ tán. Tân Hoa xã dẫn lời giới chức địa phương cho hay bùn nhấn chìm nhiều ngôi làng tới 2 m và phần lớn thi thể được kéo ra từ bùn. Lũ quét và lở đất cũng đã xuất hiện ở huyện Sorong thuộc tỉnh Tây Papua (Indonesia) hôm 16.7, khiến 5 người chết, theo Hãng tin Antara dẫn lời giới chức địa phương hôm qua.
Nhằm giảm áp lực nước trong hồ chứa, 3 cổng xả lũ của đập Tam Hiệp đã được mở vào sáng 18.7. Bức ảnh chụp ngày 17.7 do Tân Hoa xã đăng chỉ có hai cổng xả lũ được mở.

Trung Quốc chật vật khắc phục thiệt hại lũ lụt tàn khốc nhất sau nhiều thập niên

Đoạn phim do Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đăng tải ngày 2.7 cho thấy 3 cổng xả lũ của đập Tam Hiệp đang xả nước. Khi đó, sông Dương Tử hứng đỉnh lũ đầu tiên trong năm, khiến đập Tam Hiệp đón nhận dòng nước đổ về với lưu lượng 53.000 m3/giây, đẩy mực nước trong hồ chứa tăng lên 149 m, vượt mức cảnh báo 4 m. Đến ngày 8.7, Tân Hoa xã dẫn lời ông Bao Chánh Phong, trợ lý giám đốc Trung tâm liên lạc và điều phối tầng Tam Hiệp, khẳng định hồ chứa của đập Tam Hiệp có thể chịu đựng được mực nước cao tới 175 m. Ông Bao còn bác bỏ suy đoán rằng việc xả lũ của đập Tam Hiệp gây ra lũ lụt tại nhiều thành phố ở hạ nguồn. Ông khẳng định một số thành phố bị ngập nặng sau khi các trận mưa to “đánh bại” hệ thống thoát nước của những địa phương đó, chứ không phải do lũ từ sông Dương Tử.

Một ngôi nhà bị sập trong lúc lũ hoành hành tại một ngôi làng ở tỉnh Giang Tây

Ảnh: Reuters

Dự báo đợt lũ mới

Đỉnh lũ thứ 2 đã hình thành trên thượng nguồn sông Dương Tử (Trường Giang) ngày 17.7. Lượng nước sẽ giảm sau khi đạt đỉnh, nhưng đợt lũ mới được dự báo diễn ra vào ngày 21.7, theo Công ty Tam Hiệp Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn lời giới chuyên gia từ Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy Lợi Trung Quốc dự báo lưu vực sông Dương Tử sẽ tiếp tục hứng đợt mưa to mới trong vài ngày tới. Trong đó, TP.Trùng Khánh ở thượng nguồn đập Tam Hiệp được dự báo chuẩn bị hứng đợt lũ nghiêm trọng nhất từ mùa lũ năm nay.
Đập Tam Hiệp đối diện thách thức lớn

Một ngôi nhà ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây, bị ngã do lũ ngày 15.7

Ảnh: AFP

Ngoài ra, giới chức tỉnh Giang Tô hôm qua ban hành báo động đỏ vì lũ trên sông Dương Tử đoạn chảy qua TP.Nam Kinh sau khi mực nước ở khu vực chạm tới 10,26 m, vượt mức cảnh báo 1,56 m, theo CGTN.
Trước tình trạng sông Dương Tử hứng đợt lũ thứ 2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17.7 chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu các chính quyền địa phương và đảng viên gánh trách nhiệm ngăn ngừa thảm họa do lũ gây ra và thực hiện công tác cứu hộ. Tính từ tháng 6 đến ngày 12.7 đã có 141 người chết hoặc mất tích và 37,89 triệu người bị ảnh hưởng do lũ lụt ở 27 khu vực cấp tỉnh ở Trung Quốc. Khoảng 28.000 ngôi nhà bị sập và trên 3,5 triệu ha hoa màu bị ảnh hưởng, với thiệt hại kinh tế trực tiếp ước tính lên tới 82,23 tỉ nhân dân tệ (11,76 tỉ USD), theo CGTN.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.