Soi vào kết cục cuộc gặp vừa rồi giữa ông Biden và ông Putin thì cách tiếp cận của EU trong chiến lược này không khác gì nhiều cách tiếp cận của Washington trong chính sách đối với Nga, cụ thể là đối phó Nga nhưng vẫn để ngỏ khả năng hợp tác với Nga, đối phó trước và hợp tác sau. Theo những gì được công bố cho đến nay thì chiến lược này của EU bao gồm 3 bước.
Theo đó, EU sẽ duy trì và gia tăng áp lực đối với Nga, sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt Nga, đồng thời với việc trợ giúp đắc lực những nước bị Nga đe dọa hay o ép về chính trị cũng như kinh tế.
Bước thứ hai trong chiến lược này là hạn chế khả năng của Nga gây bất ổn về chính trị cũng như kinh tế trong EU, đặc biệt là giảm mức độ lệ thuộc của EU vào nguồn cung ứng dầu lửa và khí đốt từ Moscon cũng như phòng ngừa Nga tấn công mạng. Để đạt mục tiêu này, EU đặc biệt nhấn mạnh chuyện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chính sách năng lượng cũng như tăng cường đầu tư cho phát triển công nghệ số.
Bước thứ ba mới là hợp tác với Nga trên các lĩnh vực và vào những thời điểm có thể hợp tác được.
Nội dung của chiến lược này cho thấy EU nghi ngại rất sâu sắc về Nga, không lạc quan gì về triển vọng quan hệ hợp tác với Nga nhưng vẫn phải để ý duy trì quan hệ hợp tác với Nga.
Bình luận (0)