Giới trẻ Hàn Quốc ngại hẹn hò
24/01/2019 09:00 GMT+7
Áp lực tài chính được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều thanh niên Hàn Quốc không sẵn sàng kết hôn và thậm chí ngại hẹn hò.
Tự động phát
Mới đây, Viện Nghiên cứu sức khỏe và vấn đề xã hội Hàn Quốc (KIHASA) công bố nghiên cứu cho thấy tỷ lệ những người không kết hôn tăng nhanh ở nước này trong 20 năm qua. Tờ The Korea Times trích nội dung nghiên cứu cho hay trong năm 2015 có tới 90% nam giới Hàn Quốc từ 25 - 29 tuổi còn độc thân, tăng từ con số 64% tại thời điểm năm 1995. Tỷ lệ này trong nam giới từ 30 - 34 tuổi tăng từ 19% lên 56%. Tương tự, tỷ lệ nữ giới độc thân ở Hàn Quốc cũng tăng cao trong cùng thời kỳ. Cụ thể, trong năm 1995 chỉ có 30% nữ giới từ 25 - 29 tuổi không kết hôn nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên 77%. Đối với phụ nữ từ 30 - 34, tỷ lệ độc thân tăng từ 7% lên 38%.
[VIDEO] Hàn Quốc lo dân số giảm khi nữ giới "nhịn đẻ" vì sợ ảnh hưởng việc làm, thu nhập
|
Cô Kim nói thêm: “Tôi đang nói về trường hợp bạn tốt nghiệp đại học, có một công việc được trả lương cao và tiết kiệm ít nhất phân nửa tiền lương trong 5 năm. Có thể nói rằng không có việc đồng nghĩa không có kết hôn, trừ phi cha mẹ bạn giàu”.
|
Theo tờ South China Morning Post, kết hôn và có con khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy chịu thêm gánh nặng về tài chính. Chính phủ Hàn Quốc biết rõ về vấn đề này nên từ năm 2005 đã chi 36.000 tỉ won cho nỗ lực giúp các gia đình trẻ giảm gánh nặng tài chính về việc có con, trợ cấp chăm sóc trẻ 300.000 won/tháng cùng nhiều biện pháp khuyến khích khác. Tháng 7.2018, chính phủ Hàn Quốc tiếp tục công bố một số biện pháp mới nhằm khuyến khích sinh sản như tăng thời gian người chồng được nghỉ làm trong đợt vợ sinh từ 1 năm lên 2 năm. Trong thời gian nghỉ, người chồng vẫn được lãnh 80% lương. Tuy nhiên, những biện pháp đó không tạo ra tác động đáng kể và giới chuyên gia cho rằng cần phải có thêm nỗ lực để kích thích sự quan tâm kết hôn trong giới trẻ ở Hàn Quốc. “Nó không có tác dụng vì theo quan điểm của thế hệ trẻ, các chi phí về hôn nhân cũng như nuôi con quá cao và mức hỗ trợ hiện nay của chính phủ là chưa đủ”, ông Kang Sung-jin, một nhà kinh tế học và là Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển bền vững thuộc Đại học Hàn Quốc, bình luận.
Bình luận (0)