Hôm qua 9.10, truyền thông quốc tế dẫn lời Đô đốc Tony Radakin, Tư lệnh Hải quân Anh, phân tích: “Biến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu, nhưng diễn biến này cũng mở ra các tuyến hàng hải mới trên khắp thế giới, giảm một nửa thời gian di chuyển bằng đường biển giữa châu Á và châu Âu”.
Chiêu trò quen thuộc của Bắc Kinh
Theo Đô đốc Radakin, tuyến hàng hải chạy theo vùng biển ngoài khơi nước Nga, xuyên qua Bắc Băng Dương thì tàu biển có thể đến châu Âu mà không cần tàu phá băng suốt nhiều tháng trong năm. Từ đó, Tư lệnh Hải quân Anh đặt ra rủi ro Trung Quốc với lực lượng tàu chiến ngày càng hùng hậu có thể dễ dàng tiếp cận châu Âu bằng nhiều hướng. Tuyến hàng hải phía bắc, vượt qua Bắc Băng Dương, rút ngắn thời gian từ 10 - 12 ngày so với tuyến hàng hải phía nam truyền thống (từ Trung Quốc đi đến Biển Đông, lần lượt qua eo biển Malacca, Ấn Độ Dương rồi đến châu Âu).
Lo ngại thế lực hiếu chiến
|
“Ở Biển Đông và Ấn Độ Dương vốn đóng vai trò quan trọng trong tuyến hàng hải vận chuyển năng lượng cho Trung Quốc, nước này không ngừng xây dựng hạ tầng, tiếp đó là tăng cường hoạt động quân sự rồi đe dọa các nước xung quanh tuyến hàng hải này. Đây có thể nói là sách lược hình mẫu của Bắc Kinh. Khi băng tan nhanh, vùng Bắc Băng Dương sẽ trở thành một nguồn khai thác năng lượng mới với trữ lượng lớn, đồng thời chứa nguồn lợi thủy sản. Như thế, khu vực này sẽ có giá trị thương mại cao. Khi đó, Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng quân sự, dựa trên cơ sở hạ tầng mà nước này đang xây dựng, để tìm kiếm lợi ích”, TS Nagao nhận định.
Châu Âu có thể chịu 2 mũi giáp công
Trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) đánh giá: “Phát biểu của Đô đốc Radakin chỉ ra tác động sắp tới của việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh hàng hải đối với châu Âu”.
“Sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như các hoạt động mà nước này tiến hành ở Bắc Cực khiến Anh - một cường quốc hải quân - khó có thể bỏ qua. London giờ đây phải xác định đầy đủ thách thức này và lập kế hoạch giải quyết cho tương lai từ 5 - 10 năm nữa”, ông Schuster nói.
Vị chuyên gia này phân tích thêm: Hải quân Trung Quốc đang hoạt động xa và mạnh hơn bao giờ hết. Đến năm 2026, Bắc Kinh dự kiến sẽ sở hữu tàu sân bay được trang bị bộ phóng máy bay như các tàu sân bay tối tân hiện nay. Khi đó, tàu sân bay của Trung Quốc nhiều khả năng chưa thể di chuyển qua tuyến hàng hải phía bắc, xuyên qua Bắc Băng Dương, nhưng có thể tiếp cận châu Âu bằng tuyến hàng hải phía nam như hiện nay. Mặc dù vậy, Bắc Kinh lại có thể điều động tàu ngầm xuyên qua Bắc Băng Dương để đến châu Âu. Khi đó, Anh cũng như các nước châu Âu có thể đứng trước thách thức 2 mũi giáp công từ Trung Quốc. Như thế, Bắc Kinh có thể vươn lên vị trí cường quốc hải quân toàn cầu.
Bình luận (0)