Nhiều điểm yếu của kinh tế Trung Quốc

12/06/2018 13:13 GMT+7

Đây là bài nhận định của nhà báo Brendan Kelly đăng tải trên mục Bloomberg Opinion về tình hình sức khỏe kinh tế Trung Quốc giữa rất nhiều góc nhìn, định kiến của nước ngoài.

Hầu hết bất cứ quan chức, doanh nhân hay nhà báo nào đến thăm Bắc Kinh cũng đều nghe câu kết luận quen thuộc, rằng không thể kỳ vọng Trung Quốc mở cửa các thị trường để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt hơn vì nước này vẫn là nền kinh tế phát triển. Có lẽ đây là lập luận hợp thời cách nay 20 năm. Giờ đây, lập luật này ngày càng xa rời thực tế. Quan trọng hơn, nó còn gây hại cho Trung Quốc và thế giới.
Đói nghèo bỏ qua các tiến bộ kinh tế to lớn mà Trung Quốc đạt được trong vài thập niên qua. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, nước này là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và ở giai đoạn đầu trong việc tổ chức lại các doanh nghiệp quốc doanh để cạnh tranh trên toàn cầu. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và là quốc gia giao thương lớn nhất thế giới. Đây là nhà của một số doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới, có 115 công ty lọt vào danh sách Fortune 500 các công ty lớn nhất thế giới năm 2017.
Trung Quốc đã đẩy mạnh chuỗi giá trị toàn cầu một cách đáng kể, với khu vực xuất khẩu tầm cỡ thế giới, lớn hơn so với bất cứ quốc gia G20 nào. Đại lục tự hào có thị trường công nghệ cao và các hãng công nghệ đang nhanh chóng trở thành những cái tên đi đầu toàn cầu. Nước này được cấp nhiều bằng sáng chế nhất thế giới từ năm 2015. Hơn một nửa dân số Trung Quốc, tức khoảng 700 triệu người, sử dụng smartphone. Tính đến tháng 9.2017, Trung Quốc có số lượng công ty khởi nghiệp tỉ đô nhiều nhất thế giới sau Mỹ, với khoảng 98 doanh nghiệp.
Đúng là ngay cả khi thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 8.830 USD trong năm qua, tăng 8 lần từ năm 2001, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mốc trung bình của các nước có thu nhập cao là 12.236 USD. Song chỉ báo này gây hiểu lầm. Trung Quốc đã là nước có thu nhập trên trung bình, và có một quốc gia có thu nhập cao ngay bên trong nó. Hơn 200 triệu dân nước này sống trong các khu vực có thu nhập cao như Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và các thành phố ven biển thuộc tỉnh Giang Tô, Chiết Giang. Riêng Giang Tô đã có 80 triệu dân và có GDP bình quân đầu người gần 17.000 USD, cao hơn Argentina, Chile và Hungary. 12 triệu người dân ở Thâm Quyến thì có GDP bình quân đầu người trên 27.000 USD xét về mặt danh nghĩa.
Quốc gia Đông Á có hệ thống ngân hàng lớn nhất, thị trường chứng khoán lớn thứ nhì và thị trường trái phiếu lớn thứ ba thế giới. Đất nước đang thúc đẩy để nhân dân tệ có vai trò quốc tế lớn hơn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu ròng vốn lớn nhất thế giới. Các ngân hàng chính sách của nước này mở rộng cho vay nhiều hơn tới các quốc gia đang phát triển, hơn toàn bộ các ngân hàng phát triển đa phương cộng lại.
Bỏ qua hoặc giảm thiểu tất cả các sự thực này có hại nhiều hơn là lợi cho Trung Quốc. Các lãnh đạo Đại lục hành xử như thể doanh nghiệp nhà vẫn cần được bảo vệ trước cạnh tranh toàn cầu. Quốc gia này vẫn là thành viên G20 dè dặt nhất khi được đo lường trên khía cạnh hạn chế đầu tư và tạo điều kiện kinh doanh dễ dàng. Đầu tư nước ngoài bị chặn trong nhiều lĩnh vực chính, chẳng hạn như dịch vụ điện toán đám mây ngay cả khi ba hãng công nghệ lớn nhất đều rót vốn mạnh vào mảng này tại Mỹ trong những năm gần đây.
Việc doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng cơ hội xuất khẩu và đầu tư mở toàn cầu nhưng được hưởng sự bảo hộ mạnh mẽ ở quê nhà là không bền vững. Việc này khiến rủi ro đối với hệ thống giao thương toàn cầu đứng trước rủi ro, thúc đẩy không chỉ Mỹ mà còn nhiều quốc gia châu Âu khác xem xét rào cản mới với các khoản đầu tư Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều thứ để mất trong leo thang căng thẳng thương mại.
Cũng như trong hệ thống giao thương toàn cầu, Trung Quốc vẫn chưa điều chỉnh tầm quan trọng mới của nước này trong thị trường tài chính. Nghiên cứu mới đây của Bloomberg Economics cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc nằm trong số ít các nhà băng trung ương ít minh bạch nhất G20. Đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong năm 2016 thì ghi nhận sự thiếu rõ ràng của Đại lục góp phần vào rủi ro hệ thống toàn cầu.
Có lẽ quan trọng nhất với Trung Quốc lúc này là thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành nền kinh tế tiên tiến, được thúc đẩy nhờ đổi mới. Đại lục sẽ cần một bộ chính sách khác. Việc nâng cao năng suất cần đi đôi với mở cửa phần lớn ngành dịch vụ thiếu hiệu quả và do nhà nước kiểm soát. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng cần cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Việc tiếp cận thị trường toàn cầu vẫn cần thiết. Để ngăn chặn mâu thuẫn với các nước đang phát triển với sáng kiến Vành đai - Con đường, Trung Quốc sẽ cần mở cửa thị trường nhiều hơn cho các loại hàng hóa. Hiện sáng kiến “Made in China 2025” cũng khiến một số nước tiên tiến phản ứng dữ dội. Trung Quốc bị hạn chế tiếp cận công nghệ nước khác trừ khi nước này cũng nới lỏng hạn chế do họ đặt ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.