Quá trình này được hai bên khởi động năm 2013 và tiến triển khá tích cực. Hai bên đã cùng nhau đi gần tới đích nhưng lại giậm chân tại chỗ khá lâu ở những điểm cuối cùng còn bất đồng. Bây giờ, tình hình mới đang buộc cả hai phía phải cùng dồn bước và tranh thủ thời gian. Lý do là ở Mỹ sắp có sự thay đổi chính phủ và tổng thống mới của Mỹ, ông Donald Trump, nhiều khả năng sẽ hủy hoại việc thành lập khu vực mậu dịch tự do mà người tiền nhiệm đã khởi xướng với EU và với các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản.
Với Nhật Bản và 10 đối tác khác nữa ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với EU, Mỹ đang tiến hành đàm phán về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Ông Trump đã tuyên bố sẽ rút nước Mỹ ra khỏi các cam kết trong TPP ngay ngày đầu tiên nhậm chức. Ông cũng không giấu giếm chủ ý ngừng đàm phán tiếp với EU về TTIP. Tổng thống đắc cử này chủ trương bảo hộ mậu dịch và thay thế thỏa thuận hợp tác thương mại đa phương bằng hợp tác song phương.
Viễn cảnh nói trên khiến cả EU lẫn Nhật Bản không thể không lo ngại sâu sắc. EU là đối tác thương mại quan trọng thứ 3 của Nhật Bản, và Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng thứ 6 của EU. Cả hai phía lệ thuộc rất nhiều vào ngoại thương. Họ càng phải co cụm với nhau để đối phó với tác động tiêu cực từ chính sách của chính quyền mới ở Mỹ.
tin liên quan
EU lập Quỹ phòng thủ châu Âu: Tự thân vận độngỦy ban EU vừa đưa ra kế hoạch thành lập Quỹ phòng thủ châu Âu để EU xem xét và quyết định tại hội nghị cấp cao sắp tới.
Bình luận (0)