Sông Mê Kông trải dài từ Trung Quốc sang Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam, mang lại thực phẩm, nước dùng và sinh kế cho khoảng 60 triệu người dân.
Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ môi trường lâu nay cảnh báo những đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn trở thành công cụ giúp Bắc Kinh thao túng dòng chảy con sông và đe dọa nguồn thủy sản.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết kế hoạch của Trung Quốc đối với sông Mê Kông, bao gồm đặt mìn phá đá và cồn bãi, là "xu hướng đáng quan ngại".
"Chúng ta chứng kiến hoạt động xây dựng đập thủy điện ồ ạt ở thượng nguồn sông Mê Kông là nhằm kiểm soát khu vực hạ lưu", ông Pompeo phát biểu tại hội nghị ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) ngày 1.8.
Hội nghị đánh dấu 10 năm kể từ khi Mỹ tiến hành chương trình tài trợ phát triển "Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông". Ngoại trưởng Pompeo nhân cơ hội này để chỉ ra những sai phạm trong hoạt động của Trung Quốc ở sông Mê Kông.
Ông Pompeo cáo buộc Trung Quốc tiến hành những cuộc tuần tra cùng các hoạt động khác nhằm làm suy yếu Ủy hội Sông Mê Kông, vốn là cơ quan liên chính phủ có nhiệm vụ giám sát hoạt động xây dựng dọc theo con sông.
|
Hồi tháng rồi, Ủy hội Sông Mê Kông cảnh báo mực nước sông Mê Kông vào tháng 6, 7 đã giảm xuống mức thấp từ trước đến này, nhất là tại Thái Lan, do các đập thủy điện ở thượng nguồn phía Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 31.7 nói rằng Bắc Kinh đã ra lệnh xả đập "để cứu Thái Lan".
Ngoài ra, các chuyên gia còn cảnh báo mối đe dọa môi trường và đời sống người dân từ những siêu đập thủy điện ở Lào.
Hồi năm ngoái, sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào khiến ít nhất 29 người chết, hàng trăm người mất tích và khoảng 6.600 mất nhà cửa.
Bình luận (0)