Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát.
Kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức hồi tháng 6.2016, Philippines gác tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông qua một bên để cải thiện quan hệ song phương, đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Salvador Panelo hôm 1.4 đã lên tiếng phản đối sau khi có thông tin xuất hiện nhiều tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ, the AFP.
|
Quân đội Philippines ước tính tổng cộng 275 tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ trong 3 tháng đầu của năm 2019.
tin liên quan
Cựu quan chức Philippines khiếu nại Trung Quốc lên Tòa án hình sự quốc tếCùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa cho giới phóng viên hay có ngư dân Trung Quốc hoạt động gần đảo Thị Tứ và cam kết Bắc Kinh sẽ xem xét về số tàu nói trên.
“Chúng tôi đang xử lý vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao thân thiện nên các bạn không nên lo lắng về việc liệu có xảy ra xung đột hay không”, ông Triệu nói với giới phóng viên.
Đầu tháng 3, báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời một quan chức Philippines cho hay bất cứ khi nào ngư dân nước này tiến tới bãi cát cách đảo Thị Tứ khoảng 3 km đều bị tàu Trung Quốc đuổi đi.
Chiều 14.3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam sau các diễn biến ở đảo Thị Tứ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn nói "các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả không có hành vi chiếm đóng những câu trúc chưa có người ở tại Biển Đông“. Bà cũng kêu gọi các bên hành xử có trách nhiệm, có đóng góp thiết thực, tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực.
Bình luận (0)