Căng thẳng và đối đầu thể hiện trong khẩu chiến lẫn ngoại giao. Thực chất, cả hai bên đều có lợi ích trong việc làm găng nhưng cũng không dám vượt quá giới hạn vì cả hai đều cần đến nhau, đều phụ thuộc không hề nhỏ vào nhau.
Đức là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ và là nơi có đông người Thổ nhất trên thế giới. Không có sự ủng hộ của Berlin, Ankara không thể thực hiện nguyện ước ấp ủ lâu nay là gia nhập EU. Không phải Tổng thống Recep Tayyip Erdogan không ý thức được những điều đó. Tuy nhiên, chuyện hiện còn quan trọng hơn là duy trì, củng cố và tăng cường vị thế lãnh đạo cũng như ứng phó phe đối lập.
Ngoài ra, ông Erdogan cũng hiểu rằng Đức không dám làm găng quá mức. Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quyết định giúp EU giải quyết vấn đề tị nạn mà chuyện này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính quyền Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bên cạnh đó, hơn 5 triệu người Thổ ở Đức cũng sẽ dễ dàng trở thành rủi ro lớn về an ninh và ổn định xã hội đối với nước này.
Ngược lại, chỉ cần thay đổi chính sách đối với diện người này, Đức có thể gây khó khăn lớn cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Berlin không đồng tình với chính sách đối nội của Tổng thống Erdogan, nhưng không thể thiếu Ankara trong NATO, cuộc chiến chống khủng bố và vấn đề tị nạn. Vì thế, hai bên rồi sẽ nhanh chóng làm hòa và hiện tại chẳng qua chỉ là cơn bão trong cốc nước.
tin liên quan
Đức-Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng sau vụ bắt giữ nhà báo ĐứcMột làn sóng kêu gọi ngăn cản Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức đã nổ ra sau khi chính quyền Ankara bắt giữ một nhà báo Đức với cáo buộc tuyên truyền cho khủng bố và lạm dụng thông tin.
Bình luận (0)