Tham vọng nhóm tác chiến tàu sân bay chung Anh - Mỹ

25/11/2019 08:00 GMT+7

Hải quân Anh định cho hàng không mẫu hạm nước này hoạt động hợp nhất với tàu và chiến đấu cơ Mỹ, tạo thành nhóm tác chiến tàu sân bay chung.

Phát biểu trên hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth neo đậu tại vịnh Chesapeake, ngoài khơi TP.Annapolis (Mỹ) ngày 21.11, Tham mưu trưởng hải quân Anh Tony Radakin nhấn mạnh tàu sân bay này là chỉ dấu về sức mạnh của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ, theo chuyên trang USNI News.
Tham vọng nhóm tác chiến  tàu sân bay chung Anh - Mỹ

Chiến đấu cơ F-35B diễn tập cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Ảnh: Savetheroyalnavy.org

“Chúng tôi có thể lập nhóm tác chiến tàu sân bay chung Anh - Mỹ. Chúng tôi không chỉ muốn thảo luận về sự tương tác mà còn tìm kiếm sự hoán đổi cho nhau”, ông Radakin tuyên bố.
Khi HMS Queen Elizabeth bắt đầu chuyến hải hành đầu tiên vào năm 2021, phi đội trên tàu sẽ bao gồm các tiêm kích tàng hình F-35B của Anh và của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Sự phối hợp này sẽ cho thấy mức độ hải quân hai nước có thể hoạt động với nhau, theo ông Radakin.

“Muốn hợp nhất hoàn toàn”

Hải quân Mỹ “kháng lệnh”
Tổng thống Donald Trump

Hải quân Mỹ tiến hành quy trình loại trừ một thành viên khỏi lực lượng biệt kích tinh nhuệ SEAL, bất chấp sự can thiệp của Tổng tư lệnh quân đội nước này là Tổng thống Donald Trump, theo AFP. Ngày 24.11, đặc nhiệm Edward Gallagher bị đưa ra xét xử trước tòa án binh vì phạm tội ác chiến tranh trong lúc thi hành nhiệm vụ ở Iraq. Cáo buộc nghiêm trọng nhất là Gallagher đã dùng dao giết tù binh trong lúc đối phương đang được quân y điều trị tại TP.Mosul, trước khi chụp ảnh với xác chết. Hội đồng của hải quân Mỹ quyết định giáng cấp và loại quân nhân này khỏi lực lượng SEAL.

[VIDEO] Tổng thống Trump 'chống lưng' cho đặc nhiệm SEAL bị kết án

Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 15.11 bất ngờ lên Twitter ra lệnh cho SEAL phải khôi phục quân hàm đối với Gallagher. Phản ứng trước thông tin trên, Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer hôm 23.11 khẳng định lời tuyên bố trên mạng xã hội không phải là mệnh lệnh chính thức, và quy trình xử lý Gallagher vẫn được tiếp tục.
Phi Yến
HMS Queen Elizabeth được xem là tàu chiến tối tân và lớn nhất của Anh, với lượng giãn nước 65.000 tấn, có thể triển khai tới 36 chiếc F-35B. Tàu có 800 sĩ quan và thủy thủ, trong đó hệ thống vũ khí được tự động hóa cao nên chỉ cần khoảng 40 thủy thủ điều hành, chỉ bằng một phần nhỏ của số lượng thủy thủ làm nhiệm vụ tương tự trên tàu sân bay Mỹ. Chỉ huy Steve Moorhouse của tàu HMS Queen Elizabeth khẳng định số lượng thủy thủ nhỏ hơn không làm giảm khả năng của tàu hoạt động với lực lượng Mỹ. Ông Moorhouse còn tiết lộ trong mấy tháng gần đây, tàu HMS Queen Elizabeth đã tiến hành nhiều cuộc tập trận với sự hỗ trợ của hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Vị chỉ huy này cũng đã điều F-35B đến các khu vực tập luyện ở Mỹ và trực thăng săn ngầm đến diễn tập dò tìm tàu ngầm Mỹ. Cũng theo ông, khi HMS Queen Elizabeth thăm Mỹ lần đầu cách đây khoảng một năm, mục đích là kiểm tra xem F-35B hoạt động từ tàu này như thế nào, trong khi mục đích của chuyến thăm năm nay là hướng tới các chiến dịch phối hợp chung.
“Điều chúng tôi muốn là hợp nhất hoàn toàn... Tàu hay máy bay Mỹ có thể gia nhập nhóm tác chiến tàu sân bay của chúng tôi một cách nhuần nhuyễn như tàu Anh”, ông Moorhouse nhấn mạnh.

Đội hình cho chuyến hải hành 2021

Trong chuyến hải hành đầu tiên vào năm 2021, tàu HMS Queen Elizabeth sẽ được 2 tàu hộ vệ, 2 tàu khu trục, một tàu ngầm hạt nhân và 2 tàu tiếp tế hộ tống. Tàu sân bay này cũng sẽ mang theo 24 chiếc F-35B, trong đó có một số chiếc của Mỹ, và vài trực thăng.
Chuyên trang UK Defence Journal dẫn lời chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Anh Michael Utley cho biết thêm việc hộ tống tàu HMS Queen Elizabeth trong chuyến hải hành đầu tiên sẽ do các tàu Anh đảm nhiệm, nhưng hải quân nước này sẵn sàng cho một tàu khu trục của Mỹ hoặc Hà Lan tham gia để xem mức độ hợp nhất với đối tác như thế nào. Trong chuyến hải hành tương lai, HMS Queen Elizabeth sẽ đến Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Hồi tháng 2.2018, khi còn là ngoại trưởng Anh, ông Boris Johnson (hiện là thủ tướng) nói với một số bộ trưởng Úc rằng HMS Queen Elizabeth sẽ tiến hành đợt tuần tra nhằm duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông trong chuyến hải hành đầu tiên, theo UK Defence Journal. Cách đây hơn 2 tháng, tờ The Telegraph dẫn lời một phát ngôn viên chính phủ Anh nhấn mạnh: “Anh đảm bảo các lợi ích và cam kết duy trì an ninh ở khu vực. Sự hiện diện của các hải quân quốc tế ở Biển Đông là bình thường và hải quân hoàng gia cũng không ngoại lệ đối với việc này”.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.