Trung Quốc tự tin sẽ dập tắt dịch
Tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là gì ?Tuyên bố “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” (PHEIC) là tuyên bố chính thức của WHO về một sự kiện bất thường được xác định là gây ra rủi ro sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác do dịch bệnh lây lan ra toàn cầu và cần phải có sự phối hợp quốc tế để phản ứng.
PHEIC đưa ra các khuyến nghị về kiểm soát dịch bệnh và các quốc gia phải hợp tác nhiều nhất có thể bằng cách phối hợp chia sẻ thông tin, nhân sự, quỹ và nguồn lực khác với WHO giữ vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, công dân tại các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải tuân thủ khuyến nghị về sức khỏe và vệ sinh của WHO.
WHO không có thẩm quyền pháp lý để áp đặt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, tuyên bố PHEIC tạo sức ép đáng kể, buộc các quốc gia và vùng lãnh thổ phải tuân thủ các khuyến cáo nhằm dập tắt dịch bệnh.
Việc WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu là động thái hiếm khi xảy ra. Trong thập niên qua, WHO mới 5 lần ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu: vi rút A/H1N1 gây ra đại dịch cúm heo (2009), dịch Ebola ở Tây Phi và dịch bệnh bại liệt ở Pakistan, Cameroon, Syria... (2014), vi rút Zika (2016) và dịch Ebola đang diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo (2019).
|
[VIDEO] Diễn tiến dịch vi rút corona: 259 người chết, gần 12.000 ca nhiễm trên toàn cầu |
[VIDEO] Anh xác nhận 2 ca nhiễm vi rút corona đầu tiên |
Ngừng chuyến bay đến Trung Quốc
Đe dọa nền kinh tế toàn cầuThị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong tuần này và Công ty dịch vụ tài chính Moody's cảnh báo nguy cơ dịch bệnh sẽ tiếp tục gây biến động thị trường ở Trung Quốc và thế giới thời gian tới.
Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế, bà Kristalina Georgieva cho biết hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá toàn diện tác động kinh tế của đợt bùng phát vi rút Corona mới. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán có thể lớn hơn đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2002 - 2003, từng gây tổn thất khoảng 33 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Các công ty lớn như như Google của Alphabet Inc và IKEA (Thụy Điển) đã đình chỉ hoạt động tại Trung Quốc. Ít nhất 15 thành phố và tỉnh của Trung Quốc đã yêu cầu các công ty kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm
1 tuần, đến ngày 10.2. Moody's cảnh báo nguy cơ dịch bệnh làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu và những công ty lớn có dây chuyền sản xuất trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ bị tổn thất nặng nề.
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất cạnh tranh gay gắt để đáp ứng nhu cầu về khẩu trang và làn sóng kỳ thị người Trung Quốc đang nổi lên ở một số nước trên thế giới. Trong một động thái hiếm hoi, các công ty mạng xã hội như Facebook, Twitter tuyên bố sẽ gỡ bỏ thông tin sai lệch về dịch bệnh.
|
Mỹ khuyến cáo công dân: Vì vi rút corona, đừng đi Trung Quốc |
Bình luận (0)