Tiêm kích đầu tiên của Mỹ có thể ném bom hạt nhân B61

09/06/2020 18:40 GMT+7

Mỹ tuyên bố thử nghiệm thành công bom hạt nhân B61 trên tiêm kích F-15E Strike Eagle.

Hãng AP ngày 9.6 dẫn lời giới chức và chuyên gia tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia (Mỹ) cho hay thử nghiệm mới đây xác định được phiên bản mới nhất của bom hạt nhân B61 tương thích với mẫu tiêm kích F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ.
Các lãnh đạo tại phòng thí nghiệm và Cơ quan An ninh Hạt nhân quốc gia (NSA) thông báo rằng một quả bom giả được ném thành công xuống bãi thử Tonopah ở Nevada trong lần thử nghiệm mới nhất nhằm thể hiện khả năng tiêm kích F-15E có thể ném loại bom hạt nhân cải tiến.
Dữ liệu thu thập được từ cuộc thử cho thấy khả năng bom được ném và kích hoạt thành công.
Chuyên gia Steven Samuels thuộc nhóm phụ trách về B-61-12 tại Sandia cho biết thử nghiệm vào đầu tháng 3 đã thành công trong tất cả các khâu, liên quan đến nhóm vận hành, khả năng chuyên chở của máy bay, điều kiện ném bom và chức năng bom.
“Tất cả đều là việc thật ngoại trừ đầu đạn hạn nhân. Thử nghiệm đúc kết lại nhiều năm lên kế hoạch, thiết kế, phân tích, thử nghiệm và đánh giá nhằm thể hiện khả năng trang bị bom B61-12 trên F-15E Strike Eagle,” ông cho biết.
Thử nghiệm bắt đầu bằng việc trang bị vũ khí lên tiêm kích tại Căn cứ Không quân Nellis ở Las Vegas và kết thúc với 2 chuyến bay đến bãi thử Tonopah. Trong chuyến thử tầm thấp, máy bay bay ở độ cao khoảng 305 m so với mặt đất và gần bằng tốc độ âm thanh khi ném bom.

[VIDEO] Bom khinh khí khác gì bom hạt nhân thông thường?

Thử nghiệm tầm cao hơn được thực hiện ở độ cao 7.620 m. Thử nghiệm nằm trong chương trình nhằm tăng khả năng phục vụ của bom hạt nhân B61 thêm ít nhất 20 năm.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết loại bom hạt nhân này đã thực hiện nhiệm vụ răn đe những kẻ thù tiềm tàng trong gần 50 năm, trở thành vũ khí lâu đời nhất trong kho của Mỹ với vô số lần được nâng cấp từ năm 1968 để nâng độ an toàn và tin cậy.
Gần đây, NNSA thông báo kế hoạch sản xuất bản nâng cấp bom hạt nhân B61-12 trong năm 2022. Sandia chịu trách nhiệm thiết kế và chế tạo các bộ phận phi hạt nhân trong khi Sandia chịu phụ trách về kíp nổ và các thành phần khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.