Tòa Ấn Độ ra phán quyết giao đất thiêng tranh chấp hàng thế kỷ cho người Hindu

09/11/2019 18:00 GMT+7

Tòa Tối cao Ấn Độ ngày 9.11 tuyên bố giao quyền sử dụng mảnh đất rộng 1,1 hécta tại thành phố thiêng Ayodhya cho người theo đạo Hindu, và cung cấp khu vực khác cho người Hồi giáo xây lại đền thờ.

Mảnh đất này nằm ở thành phố Ayodhya, thuộc bang Uttar Pradesh,miền bắc Ấn Độ.
Theo người Hindu, đây là mảnh đất khai sinh vị thần chiến binh Ram từ khoảng 7.000 năm trước, nhưng đến thế kỷ 16, Hồi vương Babur đã ra lệnh xây một đền thờ Hồi giáo bên trên ngôi đền cũ.

[VIDEO] Tòa án trao cho người Ấn giáo vùng đất thiêng đang tranh chấp với người Hồi giáo

Cuộc xung đột tranh giành quyền sở hữu mảnh đất thiêng kéo dài hơn 150 năm qua giữa hai tôn giáo và tranh chấp đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1992, khi các đám đông quá khích người Hindu trong cơn giận dữ đã đập phá đền thờ Hồi giáo 460 năm tuổi.
Theo CNN, để ra được phán quyết, Tòa án Tối cao đã được yêu cầu xem xét các văn bản cổ, một cuốn nhật ký 500 năm được viết bởi một vị hoàng đế Mughal, sổ tay từ các thương nhân thời trung cổ, cũng như các điều tra thời kỳ thuộc địa và tài liệu khảo cổ.
Sau phán quyết của tòa Tối cao, chính quyền lập tức điều động hơn 5.000 binh sĩ và cảnh sát đến Ayodhya để kịp thời đối phó nguy cơ bạo động.
Trước đó, hàng trăm người đã bị bắt trong nỗ lực ngăn ngừa bạo lực bùng nổ.

[VIDEO] Người dân Ấn Độ biểu tình sau khi hai phụ nữ bước vào đền thờ Hindu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.