Trại lính Liên Hiệp Quốc ở Mali bị tấn công

13/02/2016 11:45 GMT+7

Ngày 12.2, quân khủng bố đã tấn công trại lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại thành phố Kidal, đông bắc Mali làm chết 6 thành viên lực lượng, 30 người bị thương, Hội đồng Bảo an LHQ ngày 13.2 cho biết.

Ngày 12.2, quân khủng bố đã tấn công trại lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại thành phố Kidal, đông bắc Mali làm chết 6 thành viên lực lượng, 30 người bị thương, Hội đồng Bảo an LHQ ngày 13.2 cho biết.

Cảnh sát Senegal và lính mũ nồi xanh của LHQ tại thành phố Gao, Mali - Ảnh: Liên Hiệp QuốcCảnh sát Senegal và lính mũ nồi xanh của LHQ tại thành phố Gao, Mali - Ảnh: Liên Hiệp Quốc

Ngoài ra, theo các phương tiện truyền thông, ít nhất một quả bom xe đã được kích nổ. Nhóm Ansar al-Dine, một chi nhánh của Al-Qaeda ở các quốc gia Hồi giáo Maghreb đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Trước đây Ansar al-Dine từng tổ chức nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở của LHQ tại Mali.

Cuộc xung đột vũ trang ở Mali giữa lực lượng chính phủ với phiến quân của nhiều nhóm ly khai và Hồi giáo cực đoan nổ ra vào đầu năm 2012 do ảnh hưởng từ nước láng giềng Libya sau khi chế độ Muammar Gaddafi bị lật đổ và việc súng đạn từ các kho vũ khí của Libya được phát tán bất hợp pháp đến các nước trong khu vực rồi lọt vào tay quân ly khai, khủng bố.

Ngoài ra, “Nguồn tài chính của quân khủng bố, ngoài dầu mỏ khai thác trái phép còn có các hoạt động bất hợp pháp khác như buôn bán ma túy và vũ khí”, thông cáo báo chí của Diễn đàn An ninh quốc tế Marrakech tổ chức tại Ma-rốc hôm thứ sáu 12.2 cho biết.

Tại châu Phi, mối quan hệ giữa các nhóm thánh chiến và các băng nhóm tội phạm thuộc nhiều lĩnh vực đang được tăng cường. Vấn đề này được nêu đậm trong báo cáo về tình hình khu vực tại Diễn đàn An ninh Marrakech lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 12-13.2 dưới sự bảo trợ của vua Ma-rốc Mohammed VI.

Tài liệu này ghi rõ, nguồn tài chính của khủng bố, ngoài dầu mỏ và những điều khác, còn bao gồm các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy và vũ khí.

“Việc kiểm soát biên giới của các quốc gia châu Phi đã trở nên quá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng phát triển rầm rộ các loại hình giao thương bất hợp pháp”, các chuyên gia nhận xét.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.