Ngày 28.4, TS Rajeswari Pillai Rajagopalan (ảnh, chuyên gia tại Quỹ nghiên cứu quan sát ở Ấn Độ) đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên để phân tích xung quanh các diễn biến đáng quan ngại gần đây do Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông.
|
Trung Quốc không muốn giải quyết một cách hòa bình
Bà đánh giá những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông gây ảnh hưởng như thế nào đến vùng biển này?
Tàu chiến Mỹ tiếp tục thách thức
|
Một lần nữa, những gì Trung Quốc thực hiện cho thấy nước này không muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình. Bắc Kinh có lẽ chỉ từ bỏ cách thức này khi ASEAN đoàn kết.
Như thế, Việt Nam cùng với các nước ASEAN nên làm gì để phản ứng các hành động của Trung Quốc?
Với tư cách Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam có cơ hội và trách nhiệm xây dựng cách tiếp cận chặt chẽ hơn giữa các nước ASEAN trước những hành vi của Trung Quốc. Một số thành viên ASEAN có thể đã sẵn sàng tham gia một cách đầy đủ hơn bởi Trung Quốc thực tế đang có những hành động gây rối, điều động nhiều tàu, bao gồm cả tàu hải quân lẫn tàu chấp pháp, xâm phạm vùng biển của một số nước trong khu vực.
Một cách tiếp cận chính sách rõ ràng và nhất quán từ ASEAN là cần thiết để giải quyết các mối quan tâm của Trung Quốc.
Tứ giác an ninh phải đối phó
Rộng hơn khu vực ASEAN, bà đánh giá thế nào về vai trò của tứ giác an ninh Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản - Úc (nằm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) đối với Biển Đông?
Tứ giác an ninh có thể đóng vai trò chính trong việc ổn định tình hình ở Biển Đông trong tương lai, nhưng 4 nước này vẫn cần thêm thời gian để tăng cường sự phối hợp hiệu quả.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc có nhiều hành động khó lường, thì tứ giác an ninh có thể sẽ tổ chức các cuộc tham vấn định kỳ và thực hiện một số nhiệm vụ phối hợp để hỗ trợ Việt Nam, Philippines và các nước khác liên quan Biển Đông. Mới đây, 4 tàu chiến của Mỹ và Úc đã tập trận chung trên Biển Đông.
Tứ giác an ninh vẫn đang trong quá trình tiến đến giai đoạn chia sẻ trách nhiệm bảo vệ an ninh hàng hải vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đối với các diễn biến gần đây, nhóm này cũng có thể tiến hành trừng phạt Trung Quốc về mặt kinh tế bằng cách chuyển các khoản đầu tư ra khỏi Trung Quốc có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc đại lục.
Cụ thể hơn, tứ giác an ninh nên hành động thế nào để phản ứng các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông?
Như tôi vừa đề cập, tứ giác an ninh vẫn cần thêm thời gian để tăng cường hiệu quả phối hợp để cùng giải quyết các vấn đề cụ thể, mà ở đây là Biển Đông. Nhưng khi Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hành vi hung hăng của mình, tứ giác an ninh sẽ buộc phải ứng phó, điển hình là với các tình huống như hiện tại ở Biển Đông. Theo đó, Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản - Úc có thể đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ lên án hành vi gây hấn của Trung Quốc. 4 nước này cũng có thể xây dựng một cộng đồng lớn hơn gồm các quốc gia có cùng quan điểm để gây áp lực, lên án các hành vi của Trung Quốc.
Bình luận (0)