Hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 15.3 cho thấy Mỹ, Pháp và Đức, nhóm top 3 xuất khẩu vũ khí nhiều nhất trên toàn cầu, vẫn tiếp tục gia tăng số hợp đồng chuyển nhượng cho các đồng minh và đối tác.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lại bị giảm các đơn đặt hàng, và sự trì trệ này đã kéo tỷ lệ tăng trưởng đi xuống, theo SIPRI.
Lần đầu tiên từ năm 2001 đến 2005, tổng số lượng vũ khí chuyển giao giữa các nước không gia tăng so với cùng kỳ 5 năm trước, theo SIPRI.
Trong khi đại dịch Covid-19 đang đe dọa các nền kinh tế trên toàn cầu và đẩy nhiều quốc gia vào ngưỡng suy thoái sâu, SIPRI vẫn thận trọng cho rằng vẫn còn quá sớm để dự báo xu hướng trên sẽ tiếp tục kéo dài.
|
“Tác động kinh tế từ dịch Covid-19 có thể buộc một số nước phải tái đánh giá các kế hoạch trang bị vũ khí trong những năm tới”, theo chuyên gia Pieter Wezeman của SIPRI.
“Tuy nhiên, cùng lúc đó, thậm chí vào lúc đỉnh điểm của dịch Covid-19 trong năm 2020, một số nước vẫn mạnh dạn ký kết các hợp đồng vũ khí khổng lồ với các nhà cung cấp lớn”, ông Wezeman bổ sung.Ví dụ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) gần đây đã ký thỏa thuận mua 50 tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ và tối đa 18 máy bay không người lái chiến đấu, theo gói trang bị vũ khí trị giá đến 23 tỉ USD.
Các quốc gia Trung Đông chiếm phần tăng nhiều nhất về khoản nhập khẩu vũ khí, tăng 25% trong giai đoạn 2016-2020 so với thời gian từ năm 2011 đến 2015.
Bình luận (0)