Olympic 2020 tính đến những kịch bản chưa từng thấy để đối phó dịch Covid-19

11/03/2020 09:44 GMT+7

Sau khi các nhà tổ chức quyết định “cấm cửa” khán giả trong lễ thắp đuốc truyền thống cho Olympic 2020 do sự bùng phát dịch Covid-19 , chủ nhà Nhật Bản đang tính đến phương án chưa từng xảy ra trong lịch sử sự kiện này.

Theo tờ El Mundo (Tây Ban Nha), do đã đầu tư hơn 12 tỉ USD cho Olympic năm nay, Nhật Bản đang tính đến nhiều kịch bản để tránh nguy cơ sự kiện bị hoãn hoặc hủy vì mối lo dịch Covid-19.
Sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi hoãn, hủy hoặc hạn chế tổ chức các sự kiện thể thao lớn thu hút đông người trước thềm Olympic 2020, nước chủ nhà và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) được cho là đang bàn thảo đến việc chỉ cho phép mỗi đoàn thể thao cử 2 đại diện diễu hành trong lễ khai mạc tại sân vận động quốc gia mới (sức chứa 80.000 người) ở thủ đô Tokyo vào ngày 24.7.

Olympic 2020 đang đối mặt với viễn cảnh u ám

REUTERS

Thậm chí, theo báo giới quốc tế, nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong 3 tháng tới, không loại trừ khả năng khán giả sẽ bị “cấm cửa” tại lễ khai mạc sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh. Đây là những tình cảnh chưa từng xảy ra ở lịch sử Olympic trong thời bình. Tuy nhiên, nguy cơ trên được dấy lên sau khi BTC quyết định lễ thắp đuốc truyền thống Olympic vào ngày 12.3 tới ở Hy Lạp sẽ lần đầu tiên sau 35 năm không có sự tham dự của người hâm mộ.
Trong đó, đoàn chủ nhà Nhật Bản sẽ hạn chế tối đa thành viên đến Athens (trong đó không có 140 trẻ em như dự kiến) để chuẩn bị rước đuốc về đất nước mặt trời mọc. Lễ thắp đuốc chỉ có khoảng 100 đại biểu tham dự được BTC chấp thuận. 
Trên thực tế, một điều hiếm thấy hiện nay là việc các sự kiện thi đấu thể thao bỗng hủy các nghi thức truyền thống, đặc biệt là “nói không” tương tác với người hâm mộ, truyền thông đang diễn ra khắp toàn cầu trước sự bùng phát dịch Covid-19.

Sân vận động quốc gia mới của Nhật Bản, nơi sẽ tổ chức lễ khai mạc Olympic 2020

REUTERS

Theo đó, hầu hết các giải bóng đá hàng đầu (đặc biệt ở châu Âu và châu Á), quần vợt, xe đạp, điền kinh… nếu không bị hoãn hoặc hủy đều ban bố quy định tạm ngưng các nghi thức bắt tay, ăn mừng tập thể, ký tặng, họp báo, đồng thời tranh tài mà không có sự cổ vũ của khán giả.
Bất chấp phía IOC và chủ nhà Nhật Bản vẫn bảo lưu quan điểm không hoãn hoặc hủy Olympic 2020 nhưng nguy cơ này đang ngày càng cao khi dịch Covid-19 tiếp tục tấn công dữ dội khắp toàn cầu. Kể từ Olympic hiện đại đầu tiên ở Athens (Hy Lạp) vào năm 1896 đến nay, lý do duy nhất khiến Thế vận hội (mùa hè và mùa đông) bị hủy bỏ là do các cuộc chiến tranh thế giới. Đó là Olympic mùa hè 1916 (Berlin, Đức), Olympic 1940 ở Sapporo (mùa đông) và Tokyo (mùa hè), Cortina Keyboardmpezzo của Ý (mùa đông) và London ở Anh (mùa hè) vào năm 1944.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.