Sợ “đói” tài trợ, cựu Chủ tịch Liên đoàn điền kinh thế giới làm ngơ với doping

12/06/2020 14:32 GMT+7

Lamine Diack, cựu Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) nói với tòa án Pháp rằng đã "làm lơ" các trường hợp doping của Nga trong giai đoạn 2011 - 2013 để cứu một hợp đồng tài trợ.

Diack cho biết ông đã không tìm cách bảo vệ các vận động viên bị vướng vào vụ bê bối doping - một số người sau đó đã tham gia Olympic 2012, nhưng các trường hợp không bị phát hiện ngay thời điểm đó. Điều này đã dẫn đến vụ bê bối, theo cựu quan chức 81 tuổi Senegal. Diack - từng là một trong những người đàn ông có ảnh hưởng nhất trong điền kinh thế giới, hiện phải đối mặt với tội danh tham nhũng, rửa tiền… Các tội danh có thể khiến ông này bị kết án lên đến 10 năm tù dù ông cho rằng việc chậm xử lý các trường hợp doping Nga để cứu một hợp đồng tài trợ.

Ông Diack (áo trắng) đang bị quản thúc tại Pháp và đối mặt với án tù 10 năm

AFP

Theo Reuters, Diack đã liên tục phủ nhận hành vi sai trái của mình. “Ai đã quyết định câu lưu (thủ tục xử phạt)? Đó là tôi, Diack nói với ba thẩm phán của tòa án. Mọi người nói tôi đang mạo hiểm, nhưng điều đó không ngăn chúng tôi lặng lẽ làm việc với doping. Khi các trường hợp doping ở Nga phát sinh, chúng tôi đã trải qua một thời điểm khó khăn về tài chính. Nhiệm vụ của tôi là đảm bảo IAAF thoát khỏi nó”, ông Diack giải thích tại tòa.

Thể thao Nga khủng hoảng sau hàng loạt bê bối doping

REUTERS

Diack trả lời với tòa án rằng, ngân hàng Nga đã gia hạn hợp đồng tài trợ trị giá 32 triệu USD vào tháng 2 năm 2013. Tuy nhiên, đầu tuần này, Habib Cisse - cựu luật sư của Diack tại Liên đoàn Điền kinh thế giới, nói với tòa án rằng tổ chức này vẫn có thể tồn tại về mặt tài chính mà không cần nhà tài trợ Nga.
Các công tố viên cho rằng Diack đã nhận hối lộ tổng cộng 3,9 triệu USD từ các vận động viên bị nghi doping nhằm che đậy kết quả kiểm tra và để họ tiếp tục thi đấu. Công tố viên cũng nói rằng Diack đã kiếm được 1,5 triệu USD từ Nga trong khi đàm phán tài trợ và quyền truyền hình để giúp tài trợ cho chiến dịch của Macky Sall ở cuộc bầu cử Tổng thống Senegal 2012, để đổi lấy việc “làm lơ” các công tác chống doping.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.