Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Việt Nam, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã đến thăm đường đua xe F1 tại đường Lê Quang Đạo (Hà Nội). Tham gia đón tiếp đoàn có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều quan chức khác của TP.Hà Nội.
Đầu tháng 11.2018, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và ông Chase Carey – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Liberty Media – công ty nắm giữ quyền khai thác thương mại giải đua xe F1 đã đặt bút ký vào bản hợp đồng kéo dài 10 năm (đến năm thứ 8 sẽ gia hạn).
Thủ tướng Úc thăm trường đua F1 tại Hà Nội
|
Ngày 20.3.2019, đường đua F1 Hà Nội đã chính thức khởi công mà theo khẳng định của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “Thiết kế độc đáo, khác biệt của đường đua F1 Hà Nội sẽ là thách thức đầy hấp dẫn đối với những tay đua, đội đua trên thế giới. Đường đua F1 Hà Nội là công trình kết hợp độc đáo, hài hoà giữa lịch sử văn hoá, giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại, thu hút sự chú ý đặc biệt của du khách quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh văn hoá, đất nước, con người Hà Nội nói riêng, VN nói chung; tạo tiền đề để thu hút đầu tư du lịch, chuyển giao công nghệ mới”.
Thủ tướng Úc (giữa) đứng cạnh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi chụp ảnh lưu niệm chiều 23.8
|
Các quan chức cao cấp nghe trình bày về dự án F1 tại công trình
|
Thủ tướng Úc nhận quà từ Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung
|
Chiều 23.8, ông Nguyễn Đức Chung đã đưa Thủ tướng Úc Scott Morrison đi thăm các công trình tại đường đua F1. Người đứng đầu chính phủ Úc phấn khởi nói: “Tôi rất phấn khích khi được tham gia sự kiện ngày hôm nay. Nước Úc đã tổ chức giải đua xe Công thức 1 và khi đó cả thế giới đã dồn sự chú ý vào Úc từ công tác chuẩn bị, lập kế hoạch và cả những công nghệ đi kèm. Tôi cho rằng đó là một sự kiện hết sức tuyệt vời mà nước Úc đã tổ chức và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm có được cho Việt Nam”.
Thủ tướng Úc Scott Morrison nhấn mạnh: “Trường đua F1 tại Việt Nam sẽ đưa tên tuổi của Hà Nội và Việt Nam lên bản đồ thể thao của thế giới, chắc chắn sẽ nâng tầm vị thế của Việt Nam. Sự kiện này sẽ đặt nền móng chứng minh năng lực của Việt Nam khi tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế quan trọng, cũng như tiềm năng du lịch. Tôi biết sẽ có hàng ngàn người đam mê thể thao đang chờ đợi được đến Việt Nam, và chứng kiến cuộc đua vào năm sau cũng như nhiều năm sau nữa mà báo chí trên toàn cầu sẽ đưa tin.
Tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn này sẽ cho thấy sự thành công của Việt Nam trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, một nền kinh tế đa dạng với ngành du lịch khách sạn phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội thể hiện sự thịnh tình, lòng mến khách cũng như năng lực tổ chức các sự kiện ở tầm cỡ thế giới.
Và tôi cho rằng, đường đua F1 ở Việt Nam cũng mang một số chất Úc khi Tập đoàn Grand Prix tại Úc cũng đã hợp tác với Grand Prix Vietnam, Chúng tôi hết sức tự hào và sẵn sàng chia sẻ, cho thế giới thấy Úc và Việt Nam có thể đạt được những thành công khi hợp tác chặt chẽ cùng nhau. chúng ta còn thấy nhiều mối quan hệ hợp tác nữa.
Việt Nam - Úc giờ đây đã trở thành đối tác đặc biệt thể hiện được những thế mạnh của mỗi bên và sẽ còn được tăng cường hơn nữa trong những năm tiếp theo. Mối quan hệ của chúng ta có thể gọi là đang ở thời điểm của bắt đầu, giống như ở đường đua F1, chúng ta mới ở vạch xuất phát và sẵn sàng cho hướng đi tiếp theo nữa để cùng nhau tiến xa hơn".
F1 Hà Nội tốn phí vận hành 100 triệu USD/năm
Theo tìm hiểu của báo Thanh Niên, ban tổ chức F1 Hà Nội sẽ chi khoảng ít nhất 100 triệu USD/năm phí vận hành trong 10 năm nhưng riêng năm đầu 2020 sẽ là 250 triệu USD vì phải tính cả tổng kinh phí xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ giải đấu danh giá này.
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội giao cho công ty Grand Prix kêu gọi các nguồn xã hội hóa để chi trả các khoản phí lớn nhất của toàn bộ sự kiện, bao gồm phí đăng cai, tiền xây dựng đường đua và tiền tổ chức.
Ngày 20.4.2014, xe đua F1 chạy thử tại Hà Nội
|
Được biết, sẽ có 5 khoản quan trọng nhất của công tác tổ chức trong mỗi năm F1 diễn ra ở Hà Nội; gồm: Phí bản quyền trả cho Liberty Media vào khoảng ; Phí chi cho nhân sự của ban tổ chức (BTC) gồm marketing, nhân viên phục vụ đường đua, điều hành, bảo vệ, cứu hỏa cứu nạn…khoảng 15 triệu USD; Phí xây lắp các khán đài di động phục vụ khán giả, khoảng 10 triệu USD – 12 triệu USD; Phí dành cho các thiết bị như xe của BTC phục vụ đường đua, thiết bị cứu hỏa…khoảng 5 triệu USD; phí tổ chức các sự kiện phụ trợ khoảng trên dưới 20 triệu USD. Tổng các khoản nói trên vào khoảng 100 triệu USD. Riêng để phục vụ đường đua F1 vào tháng 4.2020, kinh phí sẽ lớn hơn, vào khoảng 250 triệu USD – 270 triệu USD vì phải xây mới một phần đường đua cũng như các công tác hậu cần kèm theo, trong đó có giải phóng mặt bằng.
Nguồn thu dự kiến từ F1 gồm doanh thu bán vé, các dịch vụ cung cấp cho F1 và các đội đua, dịch vụ quảng cáo, bán sản phẩm của các thương hiệu, hỗ trợ của các doanh nghiệp, bản quyền truyền hình.
|
Bình luận (0)