Chẳng có quốc gia nào chấp nhận phê trách từ bên ngoài về chính sách kinh tế và mô hình tăng trưởng của mình. Đức lại càng thế do nước này bị ảnh hưởng ít nhất bởi tác động của khủng hoảng và vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng nói chung. Trong khi đó, Mỹ là nơi xuất phát khủng hoảng và đến giờ vẫn rất trầy trật.
Đúng là kinh tế Mỹ phụ thuộc rất quyết định vào xuất khẩu và xuất siêu của Đức lại rất lớn, năm 2012 là 170 tỉ euro, bằng gần 7% GDP. Nhưng Đức lại chỉ xuất siêu rất nhỏ với các thành viên EU và không nhờ vào tiềm lực kinh tế - tài chính của Đức thì tình hình của nhiều thành viên trong khối có thể còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Cho nên thực chất câu chuyện là khác biệt rất cơ bản giữa Washington và Berlin về định hướng chính sách kinh tế - tài chính, về bản chất mô hình tăng trưởng và về cách tiếp cận giải pháp cho những vấn đề hiện tại ở Mỹ, Đức và EU.
Dù phê phán của Mỹ có phần buộc Đức phải suy ngẫm nhưng trước hết nó nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi vụ nghe lén. Dù vậy, nó vẫn chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa bất hòa hiện tại giữa hai nước.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)