DPPA cho phép các doanh nghiệp (DN) tại VN đấu thầu mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo và tạo điều kiện để các DN có thể sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
tin liên quan
Bán lẻ điện trực tiếp, giá điện có giảm?Sau hơn 2 năm nghiên cứu, khảo sát, dự kiến từ nay đến tháng 11 tới, các quy định pháp lý cho DPPA sẽ được Bộ Công thương và USAID hoàn tất để bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia của cả bên mua lẫn bên bán, đồng thời đi vào quá trình thương thảo hợp đồng. Tiếp đó, trong nửa đầu năm sau, danh mục các dự án sẽ được phê duyệt, công bố để tiến hành ký kết các ghi nhớ (MOU). Hai cơ quan này kỳ vọng dự án sẽ được Chính phủ phê duyệt vào tháng 3.2020 và bước vào triển khai thương mại vào tháng 7 năm sau hoặc chậm nhất là vào tháng 3.2021 để hoàn thành chương trình thí điểm bán lẻ điện cạnh tranh vào tháng 12.2023.
Về đối tượng tham gia, sau khi nghiên cứu 1.174 khách hàng/DN sử dụng điện lớn, nhóm tư vấn đã lọc ra khoảng 200 khách hàng có mức tiêu thụ điện năng lớn đăng ký mua điện của chương trình thí điểm và hầu hết đây đều là các tập đoàn đa quốc gia như Heineken, Nike, H&M, Unilever... Ngược lại, đối với bên bán, các chuyên gia đã đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tham gia chương trình DPPA có công suất từ 5 - 60 MWp và tổng quy mô công suất tham gia chương trình thí điểm là 300 MW. Nhà đầu tư sẽ quyết định quy mô dự án tùy vào khả năng tìm đối tác phù hợp của mình cho thỏa thuận DPPA và xây dựng dự án hiệu quả kinh tế.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Mỹ tại VN, ông Daniel Kritenbrink cho rằng cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp sẽ giúp VN nhanh chóng đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo thông qua thu hút đầu tư tư nhân và đáp ứng nhu cầu của nhiều DN hàng đầu đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại VN.
Bình luận (0)