Lần đầu tại Việt Nam
Bà Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), Trưởng ban tổ chức (BTC), cho biết: Liên hoan nhằm tôn vinh vẻ đẹp, những cống hiến vì cộng đồng của phụ nữ nhiễm HIV.
“Được xã hội thừa nhận, tôn vinh là ước mơ từ lâu của các phụ nữ có HIV, nhưng nay mới có điều kiện thành hiện thực”, bà Oanh nhấn mạnh.
Trước khi phát động liên hoan, BTC lo ngại khó tìm kiếm thí sinh tham dự cuộc thi sắc đẹp đầu tiên tại Việt Nam dành cho phụ nữ nhiễm HIV. Tuy nhiên, kết quả thành công ngoài mong đợi: BTC nhận được hơn 100 bộ hồ sơ đăng ký tham dự. Qua vòng sơ loại và bán kết, BTC chọn được 15 thí sinh có hình thể đẹp, thành tích xuất sắc trong các hoạt động vì cộng đồng vào vòng chung kết.
Những người đẹp nhiễm HIV đã tập trung về Hà Nội từ ngày 9-11 để tham gia nhiều hoạt động như thăm trẻ bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, thăm trụ sở làm việc của nhóm Vì ngày mai tươi sáng, diễu hành tuyên truyền phòng chống HIV/ AIDS, tập luyện cho đêm chung kết…
Cũng theo BTC, tại đêm chung kết, Dấu cộng duyên dáng được tổ chức theo mô hình các cuộc thi sắc đẹp khác khi có phần trình diễn áo dài, trang phục dạ hội và trả lời ứng xử. Tuy nhiên, trong cuộc thi sắc đẹp đặc biệt này, nét đẹp hình thể không là yếu tố quyết định. Ban giám khảo luôn dõi theo hoạt động của các người đẹp và những đóng góp vì cộng đồng của họ để lựa chọn gương mặt xứng đáng.
Chuyện đời sau nhan sắc
Khác với thí sinh các cuộc thi nhan sắc khác, thí sinh có HIV xen lẫn nhiều cảm xúc vui, buồn. Họ buồn, vì đằng sau sự vui tươi, hồi hộp chuẩn bị cho cuộc thi thì tất cả đều có câu chuyện cuộc đời của mình. Nhưng hơn hết, họ đã vượt qua. Chúng tôi sẽ giúp họ tự tin đứng trên sân khấu và tuyên truyền sau khi đoạt giải |
||
Bà Mai Thị Việt Thắng |
||
Hiền không oán trách chồng. Hai người đều sinh ra trong gia đình nhà nông nghèo. Anh từng đi đào vàng thuê, một lần sốt dịch, chủ vàng đã dùng một ống tiêm, tiêm thuốc cho 50 phu vàng. Lần lượt những thanh niên trai tráng ở xã Liên Sơn đi phu vàng về đều ốm chết. Sau này, khi đi xét nghiệm, 35 trong số 50 thanh niên ngày đó nhiễm HIV.
Hiền cho biết, trong xã có sáu chị em bị nhiễm từ chồng và trong số 35 thanh niên bị nhiễm HIV từ ngày đào vàng, chỉ 19 người còn sống.
Sinh năm 1983, quê xã Chính Kỳ (huyện Lý Nhân, Hà Nam), Trần Thị Huệ được nhiều người chú ý vì hàm răng trắng đều, nụ cười rạng rỡ thu hút người đối diện. Mang trong mình căn bệnh HIV gần chục năm, chị vẫn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và hơn hết là đã tìm cho mình được một chỗ dựa với người cùng cảnh.
Đêm chung kết Dấu cộng duyên dáng được truyền hình trực tiếp vào lúc 20 giờ trên VTV6 ngày 14-11. Cuộc thi do SCDI phối hợp với VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam, Mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng tổ chức. Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba và các giải thưởng như: Gương mặt khả ái, Người đẹp thân thiện, Người có thể hình đẹp nhất, giải ứng xử hay… |
Năm 2002, họ kết hôn, rồi chị sinh con trai đầu lòng. Chị nghỉ việc bán hàng rong về quê làm ruộng, nuôi con, anh chạy xe ôm kiếm tiền đều đặn gửi về.
Bi kịch bắt đầu giáng xuống khi con trai được phát hiện bị câm điếc bẩm sinh. Chị sinh tiếp con trai thứ hai, khi cháu được 13 tháng tuổi, chồng đổ bệnh. Mồng 4 Tết năm 2006, chị tất tưởi đạp xe đến bệnh viện Phủ Lý (Hà Nam) làm thủ tục xét nghiệm. Bác sĩ nghi ngờ chị có HIV.
Vợ chồng đưa nhau lên Hà Nội xét nghiệm, kết quả vẫn dương tính. Số phận trớ trêu, con trai thứ hai của anh chị cũng có HIV. “Chồng buông xuôi, tôi oán trách số phận, khóc đến kiệt quệ tinh thần và thể xác”, chị Huệ tâm sự.
Vượt lên số phận
Trần Thị Huệ mang các tài liệu về bệnh HIV của người chị nhiễm “H” về tìm hiểu. Biết chồng đang ở giai đoạn cần điều trị, chị cùng anh mang con trai vào TPHCM nhờ các đồng đẳng viên tìm thuốc. Thuê nhà trọ, chị tranh thủ bán bóng bay kiếm tiền mua thuốc cho chồng. Năm 2008, chồng chị mất.
|
Giờ đây, chị là tuyên truyền viên có lương của Trung tâm sức khỏe Phụ nữ Hà Nội và tìm được chỗ dựa với người cùng cảnh là một chàng trai người Hà Nội. Anh chị gặp nhau trong khóa tập huấn đào tạo thuyết trình dành cho người có HIV. Chị nói: “Tôi từng nghĩ mình là người phụ nữ bất hạnh, nhưng nhận ra không có bất hạnh tận cùng”.
Sinh năm 1980, thí sinh Nghiêm Thị Lan tham dự cuộc thi với bảng thành tích: Giải nhất tuyên truyền viên phòng chống HIV tỉnh Thái Bình 2009, giải Vượt lên chính mình các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2009 do Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe T.Ư tổ chức; giải Hoa hậu biển do tổ chức Quan tâm thế giới tổ chức tại Thanh Hóa năm 2010.
Cuộc sống êm đềm của cô thôn nữ vùng Kim Thịnh (xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, Thái Bình) bị xáo trộn từ khi lấy chồng. Trong một lần ốm nặng, bác sĩ cho biết chị nhiễm HIV. Đau đớn cùng cực, khi đứa con trai duy nhất của Lan cũng bị nhiễm HIV.
Chị đau đớn, suy sụp. Từng nghĩ đến cái chết, nhưng sau những đêm dài thức trắng nhìn con thơ say giấc, chị không nỡ tước nốt những gì còn lại của con. Chị lao vào tìm hiểu tài liệu, tham gia sinh hoạt CLB Vì ngày mai tươi sáng của tỉnh Thái Bình. Chị có dáng người đẹp, ăn nói có duyên nên được cử sinh hoạt trong nhóm Hương lúa đi tuyên truyền về HIV ở các làng, xã. Giờ đây, cuộc sống của chị bận rộn với những buổi giao ban, sinh hoạt định kỳ của nhóm, tinh thần thoải mái, tự tin hơn.
Việc các thí sinh đấu tranh với người thân để xuất hiện ở cuộc thi cũng là thắng lợi lớn. Để có mặt tại cuộc thi, chị Tô Thị Tuyết (Bắc Giang) đã phải tìm mọi cách thuyết phục người chồng trái dấu (âm tính) đang có công việc ổn định.
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)