Thầy Đặng Hữu Trí, tổ trưởng tổ toán Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), nhận xét câu 1, 2 là dạng toán cơ bản và quen thuộc với học sinh, nếu ôn tập kỹ thì các em sẽ lấy trọn điểm phần này.
Từ câu 3 đến câu 7 là các dạng toán thực tế, với những câu tương tự như kiến thức đã được ôn tập tại trường. Riêng câu 7, các em phải đọc và suy luận cẩn thận vì đây là câu dễ mất điểm. Nếu làm phần toán thực tế này cẩn thận thì các em sẽ được 3,5 điểm/4,5 điểm.
Câu 8, hình học phẳng là dạng quen thuộc với học sinh khi ôn tập. Chỉ có câu 8C cần phải suy luận và đây là câu phân loại học sinh. Nhìn chung, đề thi có phần quen thuộc nhưng cũng có sự phân hóa rõ học sinh, theo thầy Trí.
Thi vào lớp 10 HCM: Thí sinh thắp hương cầu đỗ chuyên
Bên cạnh đó, thầy Đặng Hoàng Dư, dạy toán tại quận Gò Vấp, nhận xét: "Đề thi gồm có 8 câu hỏi với độ khó tương đương như đề thi các năm trước đây. Cấu trúc đề không thay đổi nhưng có sự phân hóa tốt hơn năm trước".
Trong đó, đa số các dạng toán thuộc diện quen thuộc, Thầy Dư nói: "Câu 1,2,3,4,5,6 quá quen thuộc. Câu 3 là dạng toán hay xuất hiện trong đề kiểm tra học kỳ và hầu như giáo viên nào cũng ôn tập cho học sinh. Câu 7 mang tính phân loại".
Câu 8 năm nay xuất hiện câu hỏi mới ở phần hình câu C ý 2 là chứng minh 3 điểm thẳng hàng. Đây là câu khó mang tính chất phân loại cao.
Đề thi đã thể hiện sự phân hóa học sinh khá tốt, phù hợp với mục tiêu của một kỳ thi tuyển. Theo thầy Dư, với đề thi này, thí sinh có thể đạt được 6 điểm nhưng 8 điểm trở lên thì không phải dễ dàng.
Bình luận (0)