Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng khả quan trong năm 2023
Bảo hiểm nhân thọ ngày càng trở nên phổ biến và được ví như "tấm lá chắn" bảo vệ người dân trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống với đa dạng các giải pháp: bảo vệ, tích lũy, đầu tư. Đặc biệt từ sau đại dịch Covid bùng phát, các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe bảo vệ người tham gia trước những biến cố về sức khỏe như: bảo hiểm ung thư, bảo hiểm tai nạn,… ngày càng được quan tâm.
Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2022, Việt Nam tiếp tục là thị trường bảo hiểm nhân thọ trọng điểm ở châu Á với những kết quả đáng chú ý như: Tổng số tiền chi trả đạt 44.186 tỉ đồng, tăng 34% (so với cùng kỳ năm trước); đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp BHNT đạt 592.811 tỉ đồng, tăng 13,9%; tổng số lượng hợp đồng đạt 13.921.675 hợp đồng, tăng 5%; tổng doanh thu cả năm đạt 178.327 tỉ đồng, tăng 12%.
Theo Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang cung cấp hơn 500 sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm, bao gồm các sản phẩm chỉ cung cấp quyền lợi bảo vệ thuần túy (như bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sức khỏe...) và các sản phẩm có kết hợp cả bảo vệ và đầu tư (như sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, hưu trí...)"
Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, theo mục tiêu Quốc hội đặt ra là GDP tăng 6,5%. Nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng khi nhận thức của người dân và các tổ chức kinh tế về vai trò của bảo hiểm ngày càng được nâng cao. Đồng thời, bước sang năm 2023, Luật Kinh doanh bảo hiểm mới chính thức có hiệu lực thi hành, cộng đồng doanh nghiệp cũng hy vọng những chính sách mới của Nhà nước về bảo hiểm sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Bộ Tài chính dự báo thị trường sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng
Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030. Luật mới sửa đổi đã có sự cải tiến trong việc phát triển sản phẩm bảo hiểm, thông qua việc thực hiện đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm. Luật cũng khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới với việc triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm.
Với sứ mệnh đồng hành cùng khách hàng dựng xây hạnh phúc, MB Ageas Life liên tục nghiên cứu các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính linh hoạt cao, đáp ứng theo nhu cầu tài chính của từng nhóm khách hàng riêng biệt, mang đến nhiều quyền lợi vượt trội; hay đầu tư tập trung vào phát triển những sản phẩm bảo hiểm số, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm trực tuyến, giao dịch nhanh và tiện lợi của khách hàng.
Bên cạnh việc tối ưu thông tin, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng hay đẩy mạnh chuyển dịch số, các thủ tục chi trả bảo hiểm đến khách hàng cũng rất được MB Ageas Life chú trọng, quan tâm. Theo chia sẻ từ đại diện MB Ageas Life, quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm được thông báo rộng rãi, công khai trên Website của MB Ageas Life. Khách hàng có thể sử dụng app của MB Ageas Life - MBAL Style để thực hiện yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm và theo dõi quá trình Giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, tiện lợi. Đặc biệt, với sản phẩm Bảo hiểm hỗ trợ viện phí và chi phí phẫu thuật 2022 khách hàng có thể nhận tiền nhanh chóng chỉ vài phút sau khi hồ sơ được MB Ageas Life đồng ý chi trả."
Được biết trong thời gian tới, MB Ageas Life vẫn sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, tích cực đổi mới sản phẩm, song song với chiến lược phát triển mở rộng kênh phân phối để dễ dàng tiếp cận và gia tăng tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Bình luận (0)