Thị trường truyền hình trả tiền dậy sóng với công bố giá mới từ K+

03/03/2016 08:00 GMT+7

Mới đây K+ đưa ra mức phí thuê bao mới chỉ 125 nghìn đồng/tháng để được xem toàn bộ 4 kênh K+ và hơn 130 kênh truyền hình đặc sắc trên ti vi khiến thị trường truyền hình trả tiền không khỏi giật mình.

Mới đây K+ đưa ra mức phí thuê bao mới chỉ 125 nghìn đồng/tháng để được xem toàn bộ 4 kênh K+ và hơn 130 kênh truyền hình đặc sắc trên ti vi khiến thị trường truyền hình trả tiền không khỏi giật mình.

 Chỉ 125 nghìn đồng/tháng có thể xem giải bóng đá Ngoại hạng Anh - Ảnh: K+ cung cấp Chỉ 125 nghìn đồng/tháng có thể xem giải bóng đá Ngoại hạng Anh - Ảnh: K+ cung cấp
Chiến lược tăng độ phủ
Ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Truyền hình số vệ tinh K+ cho biết, năm 2016, thay vì cung cấp 2 gói dịch vụ cao và thấp như trước, K+ chỉ đưa ra duy nhất gói Premium+ với mức giá 125 nghìn đồng/tháng. Đây là kế hoạch nằm trong chiến lược cơ cấu lại gói kênh để tăng số lượng khách hàng. Việc đưa ra giá bèo như vậy là chiến lược của K+ đang muốn tăng độ phủ, tận dụng thế mạnh cả về kỹ thuật và nội dung đang phục vụ tốt khách hàng.
“Đến nay, lượng khách hàng của K+ là hơn 800.000 thuê bao. Giữa năm 2015, K+ đã đạt mốc hòa vốn sau hơn 5 năm tham gia thị trường. Các điều kiện này đảm bảo khi chúng tôi áp dụng mức giá mới sẽ có bước phát triển vượt bậc”, ông Công cho hay.
Theo một số chuyên gia, K+ đã chọn lối đi khác với các đơn vị khác thường là dùng giá rẻ, miễn phí đầu thu để tăng thuê bao. Còn K+ chọn lối đi bằng cách đầu tư nội dung trước để hút khách hàng, sau mới mở rộng. Cách làm này ban đầu có thể không mấy thiện cảm với người tiêu dùng nhưng lại là hướng đi bền vững, tạo được niềm tin. Bằng chứng là đến này, K+ đang là đơn vị có nhiều thành công khi tham gia kinh doanh truyền hình số vệ tinh, lượng thuê bao tăng đều đặn. Muốn có được sự tăng trưởng đều đặn, bền vững không có cách nào khác ngoài làm tốt nội dung. Đây là yếu tố số 1 quyết định đến thành công, nội dung tốt thì việc phát triển thuê bao cũng không quá khó.
Ông Phan Thanh Giản, Giám đốc dự án FPT Play nêu quan điểm, đầu tư vào nội dung luôn là yếu tố tiên quyết, sống chết của một đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền. “Mỗi nhà đài sẽ có hướng đi riêng về nội dung, phù hợp với khả năng tài chính. Ví dụ một số kênh thì tập trung vào phim Ấn Độ, Philipines… Trong khi đó, một số đài lớn, đủ tài chính như K+ thì có nhiều lợi thế hơn nên thường đầu tư vào các giải thể thao lớn, phim bom tấn”, ông Giản nói.
Lãnh đạo K+ chia sẻ tỏ ra rất tin tưởng vào kế hoạch trong năm 2016 rằng đã rất chú trọng đầu tư vào nội dung cộng với giảm giá sâu để làm đòn bẩy để tăng độ phủ. Giảm giá nhưng độ phủ tăng cao, vẫn đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cần thiết.
Trước khi công bố mức giá 125 nghìn đồng/tháng, K+ đã tính toán lường hết những yếu tố ảnh hưởng: giá bản quyền tăng cao, mốc hòa vốn, khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng trưởng về khách hàng…
Ông Công cũng khăng định, giá thấp nhưng khách hàng vẫn được xem giải Ngoại hạng Anh bình thường dù bản quyền giải đấu này khá đắt đỏ.
Truyền hình trực tuyến sẽ tạo nên cú hích
Ông Nguyễn Hà Yên, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình, Bộ Thông tin Truyền thông nhận định, bên cạnh sự cạnh tranh mạnh mẽ ở hình thức truyền hình qua tivi truyền thông, năm 2016 cũng sẽ là năm nhiều biến động với dịch vụ truyền hình trực tuyến, đa màn hình cùng sự phát triển và phổ cập mạng internet băng rộng.
Gần đây, K+ cũng khai trương và miễn phí ứng dụng myK+ để khách hàng có thể xem các kênh của K+ mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân... myK+ được đánh giá là ứng dụng rất tốt vì khán giả có thể xem những nội dung độc quyền trên các kênh K+ thông qua kết nối internet như các trận đấu Ngoại hạng Anh, Vô địch quốc gia Tây Ban Nha, ATP, phim Việt chiếu rạp… vào bất cứ lúc nào trên các thiết bị di động.
“Nếu doanh nghiệp giảm giá mà chất lượng vẫn cao, tăng tiện ích là điều đáng mừng. Bộ luôn ủng hộ các doanh nghiệp có các chính sách để đông đảo người dân có thể tiếp cận được với truyền hình chất lượng cao”, ông Yên nói.
Ông Yên cũng cho biết, năm 2016 Cục sẽ thực hiện những quy định mới để tăng cường quản lý cũng như tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng xem truyền hình qua internet vì đây là lĩnh vực sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.