'Thiên đường Tây nguyên' - không gian triển lãm 130 năm Đà Lạt hình hành phát triển

01/05/2023 11:14 GMT+7

Thiên đường Tây nguyên bên hồ Xuân Hương thơ mộng trở thành không gian triển lãm nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

Ngày 1.5, bà Trần Thị Vũ Loan, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt cho biết không gian Thiên đường Tây nguyên là một trong những công trình nghệ thuật triển lãm dịp Festival Hoa Đà Lạt- 2022 thu hút nhiều du khách tham quan, được tiếp tục duy trì đến hết năm 2023 nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893- 2023).

“Thiên đường Tây nguyên”-không gian triển lãm 130 năm Đà Lạt hình hành phát triển - Ảnh 1.

Du khách đến với Thiên đường Tây nguyên

LÂM VIÊN

Như Thanh Niên đã đưa tin, từ tháng 11.2022 nhà sưu tầm văn hóa Đặng Minh Tâm phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh và Công ty TNHH Vietnam Silk House thực hiện không gian triển lãm Thiên đường Tây nguyên bên hồ Xuân Hương nhân Festival Hoa Đà Lạt 2022, đã để lại ấn tượng tốt cho người dân và du khách trong và ngoài nước.

Theo kế hoạch, Thiên đường Tây nguyên phục vụ người dân và du khách đến hết tết Nguyên đán Quý Mão, nhưng TP.Đà Lạt đề nghị làm mới và duy trì không gian nghệ thuật này đến hết năm 2023 nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

“Thiên đường Tây nguyên”-không gian triển lãm 130 năm Đà Lạt hình hành phát triển - Ảnh 2.

Đoàn du khách Hàn Quốc tìm hiểu không gian triển lãm văn hóa tại Thiên đường Tây nguyên trong dịp lễ 30.4 và 1.5

LÂM VIÊN

Ông Tâm cho biết, khi được "lệnh" của TP.Đà Lạt ông rất mừng vì tiếp tục được phục vụ du khách xa gần. Trong suốt tháng 4.2023, ông Tâm và các đơn vị phối hợp cùng các cộng sự làm mới Thiên đường Tây nguyên để phục vụ du khách.

“Thiên đường Tây nguyên”-không gian triển lãm 130 năm Đà Lạt hình hành phát triển - Ảnh 3.

Ngôi nhà sàn của đồng bào Lạch

LÂM VIÊN

Khác với trước đây, Thiên đường Tây nguyên trưng bày các cổ vật, hiện vật của đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, trong đó "ưu tiên" giới thiệu các hiện vật, cổ vật liên quan đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lao động sản xuất, tập tục của đồng bào Lạch, Cil - là những tộc người 130 năm trước sống quần tụ dọc suối Cam Ly (nay một phần con suối nằm dưới lòng hồ Xuân Hương). Ông Tâm chọn lọc 5.400 hiện vật, cổ vật để trưng bày nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

“Thiên đường Tây nguyên”-không gian triển lãm 130 năm Đà Lạt hình hành phát triển - Ảnh 4.

Thiên đường Tây nguyên trở thành không gian triển lãm nhân kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

LÂM VIÊN

Không gian triển lãm Thiên đường Tây nguyên với 5 ngôi nhà của người dân tộc bản địa Tây nguyên, nay được ông Tâm "trau chuốt" cho 2 ngôi nhà của đồng bào Lạch và Cil là đồng bào bản địa sống ở Đà Lạt hơn 130 năm trước.

Du khách muốn tìm hiểu về đời sống, tập tục, trang phục của người Lạch và Cil chỉ cần bước vào ngôi nhà sàn (nguyên bản) sẽ được ông Tâm tận tình giới thiệu và hướng dẫn, giúp hiểu sâu chi tiết đời sống của cư dân bản địa Đà Lạt xưa. Ông Tâm nói: "Niềm vui của tôi là được phục vụ người dân và du khách".

“Thiên đường Tây nguyên”-không gian triển lãm 130 năm Đà Lạt hình hành phát triển - Ảnh 5.

Nhà sưu tầm văn hóa Đặng Minh Tâm bên ngôi nhà của đồng bào Lạch từng sinh sống bên suối Cam Ly, Đà Lạt

LÂM VIÊN

Ông Tâm chia sẻ thêm: "Tôi thấy sự lan truyền trên mạng, các phương tiện thông tin đại chúng về Thiên đường Tây nguyên… từ đó có nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến. Đây là niềm vui và cũng là động lực giúp tôi tiếp tục duy trì không gian văn hóa đặc biệt này đến hết năm 2023 để chào mừng Đà Lạt 130 năm".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.