Một mẩu của thiên thạch Hypatia |
Livescience |
Năm 1996, trong lúc làm việc ở sa mạc Sahara, một nhà nghiên cứu tìm thấy một hòn đá cuội mà sau đó được xác định là xuất phát từ một địa điểm bên ngoài Thái Dương hệ. Giới khoa học đặt tên cho nó là thiên thạch Hypatia.
Trong báo cáo mới, các chuyên gia của Đại học Johannesburg (Nam Phi) cho rằng thiên thạch trên nhiều khả năng là chứng cứ xác thực đầu tiên về vụ nổ siêu thanh Type Ia, một trong những hiện tượng bùng phát năng lượng lớn nhất của vũ trụ.
Đội ngũ khoa học gia đã dựa trên kết quả nhiều năm nghiên cứu của các nhóm khác, bao gồm báo cáo được công bố năm 2013, 2015 và 2018, cho thấy thiên thạch Hypatia không có nguồn gốc từ trái đất, tiểu hành tinh, sao chổi, hoặc bất kỳ nơi nào khác của hệ mặt trời.
Các chuyên gia Nam Phi đã dùng chùm tia năng lượng cao proton, tạo ra bên trong cỗ máy gia tốc hạt, và xác định được 15 nguyên tố với mức độ chi tiết chưa từng có. Dựa trên những manh mối này, họ lần lượt đưa ra các giả thuyết về nguồn gốc có thể của thiên thạch Hypatia, sử dụng phương pháp loại trừ.
Giải mã bí ẩn dao găm "ngoài hành tinh" của Pharaoh Tutankhamun |
Đội ngũ nghiên cứu lần lượt loại trừ các nguồn gốc bên trong hệ mặt trời, sau đó là những nơi khác bên ngoài Thái Dương hệ, từ dải bụi liên sao của Dải Ngân hà, một sao khổng lồ đỏ, một vụ nổ siêu tân tinh Type II. Trong đó, vụ nổ Type II xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu, sụp đổ và nổ tung. Tuy nhiên, cấu tạo của thiên thạch Hypatia đã loại bỏ tất cả những khả năng trên.
Kế đến, nhóm chuyên gia đặt giả thuyết liên quan đến vụ nổ siêu tân tinh Type Ia, xảy ra khi một sao lùn trắng trong một hệ đôi nổ tung và sao lùn trắng bị thu nhỏ ở kích thước nguyên tử. Khi những nguyên tử này kết hợp với bụi từ tinh vân của sao lùn trắng, vật liệu đá sản sinh sẽ mang theo những đặc điểm hóa học cụ thể.
Kết quả cho thấy dấu vết hóa học ở thiên thạch Hypatia tương đồng với manh mối của vụ nổ siêu tân tinh Type Ia.
Bình luận (0)