Tuy nhiên, trong những tuần vừa qua, giới thiên văn học luôn dõi theo trường hợp đầu tiên cho thấy sự xâm nhập bí ẩn của một “vị khách” từ bên ngoài.
Dựa trên những hình ảnh thu được từ kính viễn vọng Pan-STARRS 1 ở bang Hawaii (Mỹ), các chuyên gia của Trung tâm hành tinh nhỏ (MPC) thuộc Hiệp hội Thiên văn quốc tế ban đầu cho rằng đây là một sao chổi, và đặt tên cho nó là C/2017 U1. Theo trang tin Universe Today, C/2017 U1 đi vào phạm vi cách mặt trời trên dưới 37,6 triệu km từ ngày 9.9, khoảng cách đáng lẽ nó không thể nào thoát khỏi vận mệnh bị hút vào mặt trời và cháy rụi. Tuy nhiên, điều bất ngờ chính là vận tốc của thiên thể quá nhanh, với tốc độ ước tính khoảng 26 km/giây, giúp nó bứt khỏi lực hút của mặt trời.
tin liên quan
Không còn là phim nữa, nguy cơ 'bọ' ngoài hành tinh xuống trái đất là có thậtVi khuẩn hoặc vi trùng ở những hành tinh khác có thể bám vào phi thuyền hoặc ẩn núp trong các mẫu vật được đưa về trái đất, và có thể đe dọa sự sống trên địa cầu.
Giới chuyên gia cũng quan sát một đặc điểm bất thường khác ở thiên thể này: nó di chuyển theo quỹ đạo hyperbol với độ lệch tâm đặc biệt lớn. Nói cho dễ hiểu, nếu bạn mường tượng quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời được sắp xếp theo hình đĩa, C/2017 U1 lại lao vụt qua đầu và đang dần biến mất khỏi tầm quan sát của các kính viễn vọng.
Một điều thú vị khác là những hình ảnh mới do kính viễn vọng cực lớn ở Chile truyền về vào cuối tháng 10 lại không thể hiện bất kỳ đặc điểm nào cho thấy nó là sao chổi, buộc họ phải đổi tên thiên thể thành A/2017 U1, với A viết tắt từ “asteroid”, tức tiểu hành tinh. Đây cũng là lần đầu tiên một vật thể ban đầu được cho là sao chổi cuối cùng được xếp vào danh sách của các tiểu hành tinh.
“Nếu thu được các chứng cứ khác cho thấy tính chất bất thường của quỹ đạo thiên thể trên, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên về một vật thể xuất phát từ bên ngoài hệ mặt trời”, theo Phó giám đốc MPC Gareth Williams. Bên cạnh đó, vận tốc của thiên thể bí ẩn cho thấy nó bị văng ra khỏi một hệ sao kế cận. Giới chuyên gia ước tính bề ngang của A/2017 U1 khoảng 160 m, theo tạp chí Sky & Telescope. Cho đến nay vẫn chưa có manh mối nào về nguồn gốc của nó, dù một số người tỏ ý nghi ngờ nó xuất phát từ sao Chức Nữ, cách trái đất hơn 25 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Cầm.
tin liên quan
Những cơn mưa kim cương trên băng khổng lồNhờ công nghệ laser tia X, các nhà khoa học đã tái dựng điều kiện trên Thiên Vương tinh và chứng minh được giả thuyết về mưa kim cương trên các hành tinh băng khổng lồ.
Bình luận (0)