Thiết bị tự hành Perseverance chụp ảnh bề mặt sao Hoả |
reuters |
Kể từ tháng 2 năm ngoái, thiết bị tận dụng tài nguyên tạo ô xy tại chỗ trên sao Hoả (viết tắt là Moxie) đã tạo được thành công dưỡng khí trong môi trường khí quyển giàu carbon dioxide (CO2) của hành tinh đỏ, theo tờ The Guardian hôm 1.9.
Các nhà nghiên cứu của NASA đề nghị đưa phiên bản nâng cấp của Moxie đến sao Hoả, cho phép duy trì tần suất tạo ô xy tương đương khoảng vài trăm thân cây cùng lúc, trước khi con người đặt chân đến hành tinh này.
Moxie được gửi đến sao Hoả trong sứ mệnh của thiết bị tự hành Perseverance.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đến cuối năm 2021, Moxie đã có thể sản xuất ô xy trong 7 cuộc thí nghiệm được triển khai trong các điều kiện khí quyển khác nhau, bao gồm ngày/đêm và theo từng mùa.
Phát hiện sao Hỏa có mức oxy lớn, "thách thức quan niệm hiện hữu" |
Mỗi lần vận hành, Moxie đạt mục tiêu tạo ra 6 g ôxy mỗi giờ, tương đương năng lực của một thân cây nhỏ trên trái đất.
Đội ngũ chuyên gia kỳ vọng hệ thống vận hành ở năng suất toàn phần có thể tạo ra đủ dưỡng khí đủ để con người sử dụng khi đến sao Hoả, và tiếp liệu cho tên lửa đẩy đưa con người quay về trái đất.
Phó trưởng dự án Moxie, giáo sư Jeffrey Hoffman của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết đây là trường hợp đầu tiên khai thác nguồn lực trên bề mặt của một hành tinh khác để chuyển đổi chúng trở thành một thứ có lợi cho sứ mệnh của con người.
Phiên bản hiện tại của Moxie khá nhỏ để phù hợp cho thiết bị tự hành Perseverance mang theo và vận hành trong thời gian ngắn. Một phiên bản lớn hơn có thể vận hành liên tục.
Cho đến thời điểm hiện tại, Moxie chứng tỏ năng lực tạo ô xy gần như bất cứ thời điểm nào trên sao Hoả, không kể ngày hay đêm.
Bình luận (0)