Bệnh gì cũng tiêm, truyền
Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây một BN nam (53 tuổi, ở Hải Phòng) đã tử vong vì nhiễm trùng huyết và hoại tử lan rộng, do tự ý tiêm, truyền tại cơ sở không đủ điều kiện chuyên môn. Theo người nhà BN, trước nhập viện, BN bị đau lưng nên đã đến điều trị bằng tiêm thuốc tại nhà một người ở gần. Sau khoảng 3 - 4 ngày, vết tiêm bị sưng tấy và lan rộng cùng với biểu hiện sốt cao, vàng da nên gia đình chuyển BN đến Bệnh viện Bạch Mai. Xét nghiệm cho thấy, BN bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập qua các vết lở loét.
Tại Bệnh viện Bắc Thăng Long mới đây, cũng tiếp nhận một BN bị sốc do truyền nước tại phòng khám tư nhân và đã tử vong. Nạn nhân là chị Vũ Thị P.(37 tuổi ở, Hà Nội). Chị P. đến khám tại phòng khám này, khi thấy mệt mỏi, được chẩn đoán sốt vi rút và chỉ định truyền dịch. Sau khi truyền, chị P. về nhà thì bắt đầu có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi nhưng hôm sau vẫn tiếp tục trở lại và truyền dịch lần 2. Lần này, sau truyền, huyết áp xuống quá thấp nên gia đình đưa đến BV Bắc Thăng Long để cấp cứu. BN được chẩn đoán sốc nặng và tử vong sau đó.
tin liên quan
Cứu sống cháu bé bị sốc nặng do tiêm vắc xin ‘5 trong 1’Lần đầu tiên xảy ra vụ sốc phản vệ đối diện nguy cơ tử vong ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam), nhưng cháu bé 3 tháng tuổi đã được cứu sống kịp thời.
Nguy cơ tai biến cao
Bà Trần Thị Nhị Hà, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, tiêm, truyền là dịch vụ y tế có nguy cơ gây tai biến cao và đã ghi nhận các tai biến sốc, dị ứng nặng, tử vong sau tiêm truyền tại các cơ sở y tế không đủ điều kiện. Không ít người vẫn còn tâm lý thích tiêm truyền để nhanh khỏi bệnh, nhưng nếu không đảm bảo vô trùng cũng như chuyên môn, không đủ phương tiện cấp cứu khi bệnh nhân bị sốc, có thể dẫn đến tử vong.
GS-TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cũng cảnh báo: “Một trong những phản ứng nguy hiểm do tiêm truyền là gây sốc và có thể tử vong, nếu không được cấp cứu nhanh, đúng chuyên môn”. Bác sĩ này lưu ý, việc tiêm truyền chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế đủ điều kiện về chuyên môn và các phương tiện chống sốc.
tin liên quan
Tai biến do tiêm chủng được bồi thường 100 triệu đồngThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng.
PGS-TS Trần Nhân Thắng, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, đường tiêm truyền dễ gây phản ứng bởi thuốc được đưa trực tiếp vào máu, tác động đến các phản ứng miễn dịch của cơ thể trong thời gian ngắn, nên cũng dễ xảy ra các phản ứng. "Người dân cần bỏ ngay tâm lý tiêm, truyền để nhanh khỏi bệnh hoặc truyền “nước biển”, vitamin…giúp bồi bổ, làm đẹp. Đó là phương pháp điều trị có nguy cơ gây phản ứng cao hơn so với dùng thuốc theo đường uống. Chỉ tiêm, truyền khi không có thể dùng bằng đường uống hoặc điều kiện sức khỏe không thể ăn, uống được ", TS Thắng cảnh báo.
Bình luận (0)