Thiếu kẽm gây hại gì? Những ai cần bổ sung kẽm?

02/08/2019 10:29 GMT+7

Thiếu kẽm được đặc trưng bởi các triệu chứng như mất cảm giác ngon miệng, chức năng miễn dịch kém, dậy thì chậm, tiêu chảy, rụng tóc, móng tay dễ gãy, lâu lành vết thương, sụt cân không giải thích được...

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh lý, bao gồm biểu hiện gen, tổng hợp protein, sản xuất hoóc môn trong cơ thể, chức năng miễn dịch và phản ứng hành vi, chức năng sinh dục, chức năng phân chia tế bào, thúc đẩy quá trình lành vết thương, duy trì khứu giác và vị giác.
Gần đây, Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã tiến hành một thử nghiệm trên 3.640 người cao tuổi, cho thấy bổ sung các chất chống ô xy hóa và kẽm làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và giảm nguy cơ mất thị lực.
Trong các liều điều trị, kẽm đã được chứng minh là có lợi trong điều trị bệnh não gan, bệnh hồng cầu hình liềm và cảm lạnh thông thường
Thiếu kẽm được đặc trưng bởi các triệu chứng như mất cảm giác ngon miệng, chức năng miễn dịch kém, dậy thì chậm, tiêu chảy, rụng tóc, móng tay dễ gãy, lâu lành vết thương, sụt cân không giải thích được, hệ miễn dịch suy yếu, cảm lạnh nhiều hơn, mệt mỏi, và giảm ham muốn tình dục.
Thiếu kẽm thường là do chế độ ăn uống không đầy đủ. Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu đơn giản có thể cho biết cơ thể có thiếu kẽm hay không. Trung bình, một người nên hấp thụ khoảng 8 - 9 mg kẽm mỗi ngày, phụ nữ cần nhiều hơn.
Chỉ cần hấp thu kẽm thông qua các loại thực phẩm thông thường chứ không nhất thiết phải dùng viên kẽm. Những thực phẩm như thịt bò, thịt gà, trứng, hàu, nghêu sò, tôm cua, các loại đậu, sữa, các loại hạt sô cô la đen, trái cây và rau củ đều rất giàu kẽm.
Một người không nên hấp thụ quá 40 mg kẽm một ngày. Hấp thụ quá nhiều kẽm có thể ức chế sự hấp thụ đồng và sắt và có thể gây tổn thương thần kinh, gây buồn nôn, đau bụng, nhức đầu.
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu kẽm, bạn cần biết các yếu tố nguy cơ sau đây, theo The Health SiteHindawi.

Nghiện rượu

Uống rượu quá mức trong thời gian dài có thể khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu kẽm vì cồn ức chế sự hấp thụ kẽm. Người nghiện rượu dẫn đến chức năng gan giảm, nên thường bị thiếu kẽm và tăng quá trình thải kẽm qua nước tiểu, dẫn đến giảm sản sinh nội tiết tố testosterol và giảm chức năng sinh sản.

Chạy thận nhân tạo

Liệu pháp này làm tăng nguy cơ thiếu kẽm.
Mặc dù tỷ lệ thiếu kẽm vẫn chưa rõ ràng ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, nhưng một số dữ liệu cho thấy kết quả bất lợi có thể là do thiếu kẽm. Một số nghiên cứu đã báo cáo mối quan hệ tiềm ẩn giữa thiếu kẽm và căng thẳng ô xy hóa, viêm hoặc ức chế miễn dịch, và những rối loạn này có thể góp phần vào tiên lượng xấu của bệnh, theo The Health Site
Một phân tích tổng hợp cho thấy bổ sung kẽm có lợi cho tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân chạy thận và cũng dẫn đến tác dụng chống viêm và chống ô xy hóa ở bệnh nhân chạy thận.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh nhân bị bệnh này hấp thụ ít kẽm và có thể cần bổ sung kẽm. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ kẽm thấp hơn đáng kể ở những người bị viêm khớp dạng thấp so với những người không mắc bệnh này. Bệnh càng nặng, mức độ kẽm càng thấp.
Các nhà nghiên cứu cho biết kẽm có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp bằng cách hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sụn, theo The Health Site

Tiêu chảy mạn tính

Tiêu chảy mạn tính có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm từ thực phẩm và cũng làm tăng mất kẽm từ cơ thể.

Hội chứng kém hấp thu

Những người bị hội chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng có thể có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.