Thiếu xăng tại địa phương ngày cuối năm, Bộ Công thương phát công điện khẩn

21/01/2023 07:25 GMT+7

Chiều tối 20.1(29 tết), Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã ký công điện khẩn 383 về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Công điện của Bộ Công thương được gửi cho Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố.

Thiếu xăng tại địa phương ngày cuối năm, Bộ Công thương phát công điện khẩn

Theo Bộ Công thương, trước phản ánh có tình trạng một số cửa hàng xăng dầu tại An Giang đóng cửa vì hết xăng, người dân phải lấy can nhựa đi mua xăng, công điện yêu cầu cơ quan QLTT tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và đặc biệt là Quyết định 32 của Bộ Công thương ban hành ngày 9.1 vừa qua về chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện theo Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Công điện khẩn của Bộ Công thương cũng đề cập đến kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thu hồi giấy phép, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu… với các trường hợp vi phạm

Đ.N.T

Nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục QLTT, Cục QLTT các tỉnh, thành phố phải trực 100% quân số QLTT, tăng cường giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc hành vi vi phạm theo quy định pháp luật với hệ thống kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình thương nhân đầu mối, phân phối, tổng đại lý, cửa hàng bán lẻ. Đặc biệt, thực hiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả theo quy định. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thu hồi giấy phép, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…

Chỉ đạo Cục QLTT phối hợp với Sở Công thương các tỉnh thành kiểm tra việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra tình trạng đứt gãy, thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc và hệ thống phân phối của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý... trên địa bàn; lập biên bản và tiến hành xử lý ngay khi có dấu hiệu vi phạm.

Chỉ đạo Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT và thủ trưởng Cục QLTT các tỉnh thành chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong chỉ đạo, tổ chức giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay hoặc bỏ qua cho các đối tượng, hành vi vi phạm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.