Thỉnh thoảng 'thấy không khỏe, muốn bệnh', có đáng lo?

27/12/2019 04:28 GMT+7

Cảm giác không khỏe, thấy bệnh/ốm rất cần thiết để giúp con người chống chọi với bệnh tật và phục hồi nhanh hơn.

Bệnh/ốm khiến bạn mệt mỏi, chán nản, ít thèm ăn hơn bình thường, dễ buồn nôn hơn và nhạy cảm hơn với cơn đau và cảm lạnh.
Trong thuật ngữ y khoa, “triệu chứng khó chịu” (cảm giác không khỏe nói chung, thường kèm theo mệt mỏi, đau lan tỏa hoặc thiếu sự hứng thú trong các hoạt động) bao gồm một số cảm giác bệnh đó.
Các nhà hành vi động vật học và thần kinh học sử dụng thuật ngữ “hành vi ốm đau” để mô tả những thay đổi có thể quan sát được xảy ra trong thời gian ốm bệnh này, theo The Conversation.

Cảm giác đặc trưng khi bệnh hỗ trợ cơ chế giữ sức khỏe tối ưu

Phía cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường điều trị loạt triệu chứng này ít hơn nhiều so với các tác dụng phụ khó chịu khi mắc bệnh truyền nhiễm. Nhưng hóa ra, những thay đổi này là một phần trong cách bạn chống lại nhiễm trùng. Nhà nhân chủng học, tiến sĩ Joshua Schrock, Đại học Oregon (Mỹ), cùng các đồng nghiệp viết trên The Conversation rằng, những thay đổi đặc biệt xảy ra khi bệnh nói trên giúp bạn tự động giải quyết hàng loạt vấn đề để phục hồi nhanh hơn:
- Mệt mỏi làm giảm mức độ hoạt động thể chất, giữ lại nhiều năng lượng cho hệ thống miễn dịch.
- Tăng nhạy cảm với buồn nôn và đau đớn khiến bạn ít có khả năng bị nhiễm trùng hoặc chấn thương, sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc của hệ thống miễn dịch.
- Tăng độ nhạy cảm với lạnh thúc đẩy bạn tìm kiếm những thứ như quần áo ấm và nguồn nhiệt, giúp giảm chi phí duy trì nhiệt độ cơ thể (nếu không có quần áo, nguồn nhiệt, cơ thể cần nhiều năng lượng tự thân hơn để giữ ấm).
- Thay đổi khẩu vị và sở thích thực phẩm thúc đẩy bạn ăn (hoặc không ăn) gì đó theo cách hỗ trợ chống lại nhiễm trùng.
- Cảm giác buồn bã, buồn chán, và đau khổ nói chung cung cấp một tín hiệu trung thực cho bạn bè và gia đình của bạn biết rằng bạn cần giúp đỡ.
Tất nhiên những thay đổi này phụ thuộc vào bối cảnh. Bất kỳ cha mẹ nào đọc bài viết này đều có thể quen thuộc với trải nghiệm bị bệnh, khó chịu, không khỏe nhưng phải vượt qua nó nếu còn có con đang cần chăm sóc. Hay dù có thể giảm lượng thức ăn để ưu tiên miễn dịch khi người bệnh có dự trữ năng lượng, nhưng sẽ rất phản tác dụng nếu tránh ăn trong khi người bệnh đói lả, theo The Conversation.

Vậy cơ thể tổ chức những phản ứng có lợi khi nhiễm trùng ra sao?

Nhóm nghiên cứu xem xét nhiều bằng chứng cho thấy, con người sở hữu một chương trình quét, khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, chương trình sẽ gửi tín hiệu đến các cơ chế chức năng khác nhau trong não và cơ thể. Chúng lần lượt thay đổi mô hình hoạt động theo cách hữu ích để chống nhiễm trùng. Những thay đổi này kết hợp với nhau tạo ra trải nghiệm đặc biệt khi bị bệnh như đã nói ở trên, theo The Conversation.
Loại chương trình phối hợp này là thứ mà một số nhà tâm lý học gọi là cảm xúc: một chương trình tính toán tiến hóa phát hiện tình huống tái phát cụ thể. Khi tình huống nhất định xuất hiện, cảm xúc phối hợp các cơ chế hành vi và sinh lý có liên quan giúp giải quyết các vấn đề. Ví dụ, sự ghê tởm mầm bệnh giúp phát hiện một số tác nhân truyền nhiễm. Hãy tưởng tượng, bạn ngửi thấy mùi hôi thối của phân: Cảm xúc ghê tởm phối hợp hành vi và sinh lý theo cách giúp bạn tránh được thực thể có rủi ro ấy.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng ý tưởng các chương trình cảm xúc này vào trải nghiệm cảm thấy không khỏe, ốm/bệnh. Họ gọi cảm xúc này là “lassitude” (mệt mỏi) để phân biệt với các kết quả đầu ra mà nó tạo ra, chẳng hạn như “triệu chứng khó chịu” và “hành vi ốm đau”. Họ hy vọng phương pháp tiếp cận này sẽ giúp giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng thực tế.
Từ góc độ y học, sẽ rất hữu ích khi biết khi nào “lassitude” đang thực hiện tốt vai trò của nó và khi nào thì nó bị trục trặc. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau đó sẽ có ý thức tốt hơn lựa chọn khi nào nên can thiệp để chặn một số phần của “lassitude” và khi nào nên cho phép nó hoạt động, theo The Conversation.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.