Sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp
Ngày 23.12, Công ty CP Masan Nutri-Science (MNS) tổ chức khánh thành dự án: Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam tại Khu công nghiệp Đồng Văn 4, xã Đại Cương, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là tổ hợp chế biến thịt heo mát theo công nghệ châu Âu lần đầu có mặt tại VN. Dự án có vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng và công suất chế biến 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn thịt/năm.
Tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Masan, chia sẻ người dân VN hiện chưa đạt chuẩn về hàm lượng protein, năng suất tiêu thụ thịt còn thấp, hiện chỉ đạt khoảng 40 kg/người/năm. Trong khi đó, sản lượng thịt tiêu thụ tại Trung Quốc là 60 kg/người/năm, tại châu Âu là 75 kg/người/năm và tại Mỹ là hơn 100 kg/năm. Người tiêu dùng VN phải chi trả tiền mua thực phẩm đang cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với người Mỹ, trong khi đó nhu cầu mua bán tiêu dùng chỉ đạt 1/10 so với Mỹ. Không chỉ với sản phẩm thịt mát Meat Deli, tập thể Masan luôn nỗ lực để người tiêu dùng xứng đáng lựa chọn sản phẩm theo tiêu chuẩn thế giới, giá cả hợp lý.
|
Tại lễ khánh thành, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhắc lại 2 cuộc khủng hoảng “thừa” và “thiếu” của thịt heo trong hai năm gần đây và chỉ rõ ngành chăn nuôi heo đang tồn tại những điểm yếu huyết tử. Nông dân chăn nuôi theo cảm tính, truyền thống không có dự báo, tiêu dùng chủ yếu là thịt tươi giết mổ từ các lò mổ thủ công, truyền thống, không đảm bảo an toàn thực phẩm không còn phù hợp với đất nước có 40% đô thị hóa với 60% dân số đã sống ở đô thị. Bên cạnh đó, chăn nuôi và chế biến thịt heo là ngành hàng có trị giá tới 10 tỉ USD nhưng thị phần xuất khẩu còn rất ít.
Ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh sự kiện khánh thành Tổ hợp chế biến thịt Hà Nam hôm nay đã vượt qua giá trị thành công ban đầu của doanh nghiệp mà đây là sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp, khi nó góp phần giải quyết những khâu khó nhất của ngành chăn nuôi là chế biến và phân phối. Người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu và quyền đòi hỏi tiêu dùng những sản phẩm sạch, giá cả phù hợp để bảo vệ sức khỏe. “Bắt đầu từ tổ hợp này, doanh nghiệp cần xây dựng các chuỗi phân phối, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách tiện lợi và văn minh nhất, nếu không làm được thì trước hết có lỗi với 100 triệu người tiêu dùng VN chứ chưa nói đến xuất khẩu”, ông Cường nói.
Ông Nguyễn Xuân Đông, Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, đánh giá dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về cả kinh tế và xã hội khi thúc đẩy ngành chăn nuôi địa phương phát triển, tạo cơ hội giúp người nông dân nâng cao thu nhập từ chăn nuôi heo nếu liên kết chăn nuôi cùng doanh nghiệp. Cũng theo ông Đông, tổ hợp này sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước chấm dứt tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo nguồn việc làm rất lớn cho lực lượng lao động địa phương.
|
Thịt mát công nghệ châu Âu, theo chu trình “3F”
Theo ông Mathys Van Der Lely, TGĐ Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam, sản phẩm thịt mát Meat Deli ra đời từ tổ hợp này là thay đổi bước ngoặt của ngành thịt VN. Qua khảo sát thực tế, chuỗi cung ứng đạm động vật của VN hiện chủ yếu đến từ những khu chợ truyền thống hoặc từ lò mổ hiện đại. Quá trình giết mổ ở lò mổ nếu điều kiện không tốt làm con heo trong tình trạng căng thẳng khi đưa vào giết mổ khiến thịt xơ cứng, không đạt chất lượng ngon nhất. Tại Hà Nội, 90% người tiêu dùng mua thịt tươi ngoài chợ truyền thống, có thể không biết rõ nguồn thịt và thời gian bán kéo dài từ sáng đến tối khiến thịt có nguy cơ bị nhiễm khuẩn có hại.
|
|
Tổ hợp chế biến thịt Meat Hà Nam là mảnh ghép quan trọng cuối cùng để hoàn thiện mô hình tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt “3F” của Masan. Khởi đầu chuỗi giá trị thịt bằng chữ F (Feed) đầu tiên sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng đạt chuẩn, không có chất cấm và sử dụng công nghệ đột phá bio-zeem vừa góp phần gia tăng năng suất ngành thức ăn chăn nuôi lại không chứa chất cấm gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
|
Bình luận (0)