Báo động bùng phát nhiễm khuẩn Listeria chết người ở Mỹ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đã có 16 người ở 6 bang nhiễm khuẩn Listeria, dẫn đến 1 người tử vong và 13 ca nhập viện. Các quan chức y tế cho biết nhiều khả năng là do ngộ độc thịt nguội và phô mai bị nhiễm độc.
Thế giới
Vụ kiện ầm ĩ của cửa hàng thịt
Mọi việc bắt đầu hồi năm 2008, khi người quản lý cửa hàng thịt nguội Swiss Butchery nổi tiếng của Singapore, ông Ernst Huber, nghỉ việc và cùng 2 con trai lập ra cửa hàng thịt Huber’s Butchery. Cũng như Swiss Butchery, cửa hàng của ông Huber bán thịt tươi, xúc xích, thịt nguội cao cấp. Sự ra đời của Huber’s Butchery đương nhiên gây ảnh hưởng cho Swiss Butchery.
Ẩm thực
Xôi ngon hơn nửa thế kỷ
Gần sáu chục năm qua, xe xôi Tám Cẩu vẫn đều đặn phục vụ ở góc ngã tư Cao Thắng và Điện Biên Phủ (quận 10). Buổi sáng đi ngang qua đường Điện Biên Phủ có thể thấy ngay xe xôi này ở góc ngã tư. Còn buổi chiều thì chỉ khách quen mới biết vì xe đứng lùi vào con hẻm sát tiệm phở 5 sao gần đó. Chị Hà Thị Lượng, chủ nhân của xe xôi lâu đời này cho biết “chị cũng không rõ vì sao có tên Tám Cẩu, rất có thể lấy tên má chị, vì má chị là con thứ tám trong gia đình. Cha chị họ Hà, người gốc Hoa, còn má quê ở Bình Chánh. Có lẽ món thịt heo luộc làm nên danh tiếng của Tám Cẩu ảnh hưởng khá nhiều từ cách nêm nếm của người Hoa”. Những khách quen đã trót thích vị thịt luộc của xôi Tám Cẩu thì không còn tìm ăn ở những nơi khác nữa. Chị Lượng bật mí, làm món thịt luộc theo cách của ba chị rất cầu kỳ. Đo là phải chọn thịt ba rọi cuốn với thịt nách, lựa loại ít mỡ, bó thật chặt rồi luộc đúng một tiếng rưỡi, luộc ít hơn thì thịt cứng, luộc quá giờ thì thịt bị bở, khi cắt sẽ rất dễ nát.
Ẩm thực
70 năm bánh mì thịt nguội Sài Gòn
Nhà hàng Nguyên Sinh bán món bánh mì với thịt nguội (người Hà Nội xưa hay gọi là “cơm Tây”) cho tầng lớp trung lưu hay công chức làm việc cho Pháp từ năm 1942, cũng là một trong những nhà hàng đầu tiên do người Việt mở ở Hà Nội, với cái tên “Nguyên Sinh restaurant”. Chủ tiệm bánh mì Nguyên Sinh là ông Nguyễn Văn Miêu năm nay 96 tuổi, hiện sống ở Sài Gòn cùng người con trai cả và con trai út, cũng hai người đang nối nghiệp ông. "Nguyên Sinh" chính là tên người con trai cả của ông. Tiệm bánh mì Nguyên Sinh ở Sài Gòn mở năm 1982 dù ông Miêu vào Sài Gòn từ 1979. Còn chi nhánh bánh mì Nguyên Sinh ở Hà Nội là của người con trai thứ. Cách thưởng thức bánh mì thịt ở tiệm Nguyên Sinh Sài Gòn thật khác lạ, một dĩa thịt nguội được đưa ra gồm 7 loại khác nhau: paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói… ăn kèm đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ ngoại nhập. Có lẽ đây cũng là hình ảnh về lối thưởng ngoạn phong lưu của người Hà Nội dưới thời Pháp thuộc. Ấn tượng nhất phải kể đến món pâté gan heo hay gan gà với một hương vị đặc trưng không thể diễn tả bằng lời, hòa quyện với hương bánh mì để lại một dư vị thật khó tả. Chủ quán tiết lộ, món pâté được cho bột quế (chứ không phải húng lìu như thường thấy) ở một mức rất ít, vừa đủ để món này không quá nồng mà dậy lên mùi thơm quyến rũ. Các món thịt xông khói hay xúc xích cũng vậy, với hương vị đặc thù mà không tiệm nào khác có được (dù cho hình thức có thể rất giống nhau).
Ẩm thực
5 món bánh mì độc đáo của Sài Gòn
Bánh mì vốn dĩ được xem như một món ăn đặc trưng của phương Tây. Nhưng khi du nhập vào Sài Gòn đã có vô số những biến thể thú vị như bánh mì bì, bánh mì thịt nướng, bánh mì ăn với xíu mại... 5 món bánh mì này tuy chưa phải là đầy đủ nhất trong danh sách những món bánh mì độc đáo của Sài Gòn, nhưng cũng là tiêu biểu cho nhiều phong cách ẩm thực xoay quanh ổ bánh mì - vốn là một phần của văn hóa Pháp. Một sự hội tụ thú vị, và có lẽ chỉ xảy ra ở Sài Gòn.
Ẩm thực