Đúng như người ta nói, muốn biết thành phố phát triển thế nào thì hãy đi qua các con đường lớn ở khu trung tâm, còn muốn biết người dân sống ra sao thì hãy vào các con hẻm. Có thể nói, những ngôi nhà “siêu nhỏ” lụp xụp nằm trong các con hẻm giữa “khu đất vàng” trung tâm Q.1 là một minh chứng rõ nhất cho điều đó.
VIDEO: Cận cảnh những ngôi nhà siêu nhỏ khu đất vàng
|
tin liên quan
Thở cũng đủ mệt giữa 'khu đất vàng' TP.HCM: 12 người ở nhà 3,5mx1,5mKhuất sâu trong những con hẻm nhỏ ở 'khu đất vàng' trung tâm Q.1, TP.HCM tồn tại những ngôi nhà 'siêu nhỏ', chật hẹp đến nghẹt thở. Nhà nhỏ như cái "hộp diêm" với hàng chục con người sống trong đó.
'Ở trong nhà đi lại còn đụng nhau nói chi là ngồi ăn'
Con hẻm 24 trên đường Thủ Khoa Huân (Q.1) càng vào sâu sẽ càng chật hẹp. Các ngôi nhà ở đây cũng thế, càng vào cuối hẻm diện tích nhà lại càng nhỏ. Bên trên là những chù m dây điện chằng chịt, cạnh các căn gác cơi nới thêm thì phơi đầy quần áo. Bên dưới là ngổn ngang đủ loại đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, vì chỉ trừ nhà vệ sinh nằm bên trong, còn lại tất cả những hoạt động khác của các hộ dân nơi này đều diễn ra bên ngoài.
Với chiều dài chỉ có 2,8 mét, ngang đâu hơn 1 mét, căn nhà bà Trần Thị Mừng (58 tuổi) đang ở từng là nơi che mưa che nắng của 12 con người thuộc 3 thế hệ.
“Hồi xưa, khi ba mẹ còn, gia đình tôi cũng có một căn nhà khá khang trang ngoài đầu hẻm. Nhưng rồi ba mất, làm ăn thì thất bát, mẹ tôi phải bán nhà rồi lui vào trong mua căn này. Có nhiêu đó mà 5 cây vàng chứ ít gì”, bà Mừng kể.
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Hình nhân trạm xăng gây 'sốt'Câu chuyện trạm xăng Nhật (IQ8-Hà Nội) và trạm xăng “truyền thống” VN tiếp tục nóng trở lại khi hôm qua, dân mạng chia sẻ hình ảnh một số trạm xăng nội đã dựng hình nhân to bằng nhân viên, đứng giơ tay “Xin chào quý khách”, “Cảm ơn quý khách” (ảnh).
|
Rồi một số anh em mất dần vì bệnh tật, còn lại cũng lập gia đình nên ra ngoài ở trọ xa, chỉ còn bà và người em thứ 7 ở lại. Nhưng do họ đều làm việc ở gần đây nên thường xuyên tập trung về nhà nghỉ ngơi, ăn uống.
“Ăn thì ngồi ở ngoài đường chứ đâu, mỗi người một tô là xong. Ở trong đi lại còn đụng nhau nói chi là ngồi ăn. Bữa nào về nghỉ đông quá thì cũng cứ ra đường mà nằm”, bà Mừng lắc đầu.
Không lâu năm như các hộ dân khác cùng con hẻm, gia đình bà Mừng chỉ mới ở căn nhà này từ năm 2001. Vậy mà nhà xuống cấp trầm trọng, mười mấy năm qua đã sửa độ đâu 3 lần. “Nắng thì thôi, chứ mưa là vách nhà thấm nước ướt hết cả, không có chỗ để ngủ”, bà Mừng kể về những hôm Sài Gòn mưa to. Mỗi lần sửa sang như vậy cũng đến hàng chục triệu.
tin liên quan
Cuộc sống trong căn nhà mặt tiền 1 mét vuông giữa Sài GònVới diện tích khoảng 1 mét vuông, đồ đạc treo lỉnh kỉnh, phía trước nhà là xe bán nước nhỏ xíu và đôi ba cái ghế... nhưng căn nhà số 127A đại lộ Võ Văn Kiệt (Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.HCM) lại là nơi “che nắng che mưa” cho một gia đình trong suốt hơn 6 năm nay.
Khi được hỏi sao bà không bán nhà để tìm một chỗ ít đắt đỏ hơn mà ở, bà liền bảo: “Có sổ sách giấy tờ gì đâu mà bán. Hồi xưa mua không sổ mới có giá đó, chứ không cũng mua không nổi”.
|
Bước vào con hẻm số 11 Thủ Khoa Huân, câu chuyện những ngôi nhà “siêu nhỏ” lại càng khiến người ta phải giật mình vì không thể tin nổi. Trong một căn nhà vỏn vẹn 4 mét vuông bít bùng, một người đàn ông và hai đứa trẻ phải chen chúc nằm nghỉ trưa một cách khó khăn.
Ấy vậy mà hỏi ra, bà Phan Thị Hoa (49 tuổi) còn cho biết, nơi này đang là chỗ ở của tận 17 con người.
“Nhà này xưa của bà cô để lại. Lúc trước tới 19 người ở, sau thì vợ chồng người em tôi chuyển ra ngoài nên còn lại 17. Ở riết quen rồi!”, bà Hoa nói về những con số ấy bằng một vẻ bình thản lạ kỳ.
“Ở riết quen rồi” đã trở thành câu cửa miệng của người dân trong những con hẻm thế này khi được hỏi về diện tích nghẹt thở của những căn nhà có thể nói là nhỏ nhất... hành tinh.
tin liên quan
Thanh gươm của cụ MétNgọn đồi Xu Mông với bạt ngàn cây xà nu (cây thông ba lá), nơi ông A Mét đi đi về về trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã trở thành nguyên mẫu cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc).
Bên trong nhà chất đầy đồ đạc, chèn cả vào cầu thang dẫn lên căn gác cơi nới thêm, bước vào là cảm nhận được ngay cái nóng hầm hập của Sài Gòn ban trưa. Bà Hoa phân chia: “Bình thường trên gác ngủ được 6 người, còn dưới đất chỉ được 4 người. Ưu tiên cho mấy đứa nhỏ, còn người lớn thì mang ghế bố, chiếu chăn ra ngoài đường ngủ. Nắng thì đỡ, mưa gió thì che dù. Cũng qua ngày.”
Anh em bà Hoa có 3 người đi làm vào ban ngày, 3 người đi làm vào ban đêm. “Phải chia ra vậy để nhà đỡ chật”, bà Hoa giải thích. Lúc trước, anh em bà còn bán hủ tiếu, cơm ở vỉa hè đầu hẻm, giờ thì chính quyền địa phương kiểm soát gắt gao, nên không bán được nữa.
Các thành viên trong nhà phải chuyển qua làm thuê các công việc rửa chén, phụ bán… Gần thì đi bộ, xa thì đi xe buýt, chứ nếu có xe cũng chẳng biết phải để ở đâu. Những đứa trẻ thì đi học đến 4 giờ chiều về, muốn chơi đùa gì đó cũng kéo ra đầu hẻm. Dùng bữa thì mỗi người một tô cơm, người ngồi trong nhà, kẻ một góc ngoài đường. Bữa cơm gia đình là điều hiếm hoi lắm mới xảy ra.
Do sinh hoạt các hộ dân đều ở bên ngoài nên phương tiện qua con hẻm trở nên khó khăn, không cách gì quay đầu được.
Cứ thế, những ngôi nhà “siêu nhỏ” nằm lọt thỏm giữa khu đất xa hoa bậc nhất Sài Gòn, bấy nhiêu năm nay vẫn che nắng che mưa cho bao kiếp đời bám trụ mưu sinh.
tin liên quan
Độc nhất gia đình gần nửa thế kỷ 'sống' trên nóc nhà vệ sinh tập thểChỗ ở rộng chỉ 10 mét vuông, lại ngay trên nóc của nhà vệ sinh chung, một gia đình gồm 2 thế hệ đã biến nơi đó là nơi sinh sống bao đời nay.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
tin liên quan
Mưa to ngập nửa mét, người Sài Gòn kẹt cứng vòng xoay An Lạc từ sáng giờKhông chỉ vòng xoay Hàng Xanh, sáng 13.10, trên đường Kinh Dương Vương từ Bến xe Miền Tây về vòng xoay An Lạc (Q.Bình Tân, TP.HCM) xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng kéo dài hàng giờ liền. Nhiều người qua đây phải nhích từng chút một và chịu cảnh kẹt cứng.
Bình luận (0)