Nó vừa là thách thức vừa là phép thử đối với nước Đức và cả EU trên nhiều phương diện.
Trong nhìn nhận của Đức và EU về tự do báo chí, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hiện không khác biệt gì nhiều so với chính quyền mới ở Mỹ với Tổng thống Donald Trump. Chính phủ Đức và EU thể hiện thái độ và quan điểm như thế nào về vụ việc này thì cũng phải thể hiện thái độ và quan điểm tương tự về mối quan hệ của chính quyền mới ở Mỹ với giới báo chí và truyền thông ở Mỹ.
Những quyết định liên quan đến nhà báo Yuecel trong thực chất là cách thức ông Erdogan xử lý những người bất đồng chính kiến và những nhà báo nước ngoài đưa tin không thuận lợi cho chính quyền. Nhưng đối với bên ngoài, đặc biệt đối với Đức và EU thì thông điệp còn là Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đối đầu chứ không chấp nhận nhượng bộ.
Với chuyện này, Thổ Nhĩ Kỳ thách thức nước Đức trước hết và sau đó là cả EU. Trong EU, nước Đức có tầm quan trọng lớn nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ và muốn khuất phục EU thì trước hết phải khuất phục nước Đức.
Thách thức này không dễ dàng vượt qua được đối với nước Đức và EU, bởi họ hiện có quá ít những con chủ bài sáng giá trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Cái khó của họ là phải tỏ ra bảo vệ tự do báo chí nhưng không biết làm như thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ mà không lợi bất cập hại. Chuyện này là phép thử của Thổ Nhĩ Kỳ về việc Đức và EU sẽ phản ứng đến đâu và chính quyền mới ở Mỹ sẽ ủng hộ như thế nào.
Bình luận (0)