Tự động phát
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không vội vàng đạt thỏa thuận trước cuộc họp tiếp theo của NATO. Phát ngôn này được đưa ra sau cuộc hội đàm kéo dài 5 giờ giữa 2 phái đoàn Thụy Điển và Phần Lan với phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara hôm 25.5.
Theo quy định, toàn bộ thành viên NATO đều phải nhất trí ủng hộ đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối.
Phát ngôn viên Kalin nói: “Mọi quá trình liên quan đến sự mở rộng của NATO sẽ không thể tiếp tục nếu các lo ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ không được đáp ứng. NATO là một tổ chức an ninh, phải đảm bảo các lo ngại an ninh của mọi thành viên được đáp ứng một cách bình đẳng và công bằng”.
Ankara đã yêu cầu Helsinki và Stockholm gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu vũ khí đối với nước này và dẫn độ những đối tượng có liên quan đến Đảng Lao động Kurdistan (PKK) và Phong trào Gulen (FETO).
Thụy Điển và Phần Lan đều xem PKK là tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu 2 quốc gia này áp dụng cách gọi tương tự đối với các nhóm quân sự và chính trị của người Kurd ở Syria.
Hiện tại, các quan chức Thụy Điển và Phần Lan sẽ về nước để thảo luận về các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Các lãnh đạo NATO sẽ họp tại Madrid (Tây Ban Nha) vào cuối tháng tới. Tuy nhiên, ông Kalin nhấn mạnh Ankara “không chịu áp lực về thời gian” để đạt được thỏa thuận với Helsinki và Stockholm vào thời điểm đó.
Hồ sơ đăng ký của Phần Lan và Thụy Điển này được Mỹ và các lãnh đạo châu Âu của NATO đón nhận nồng nhiệt, trừ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Croatia Zoran Milanovic.
Tuần trước, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga xem nguyện vọng gia nhập NATO của Helsinki và Stockholm ít gây lo ngại hơn nguyện vọng của Ukraine, nơi các tranh chấp lãnh thổ tiềm ẩn “sẽ mang lại rủi ro lớn cho toàn bộ lục địa”.
Thổ Nhĩ Kỳ ra yêu sách gì để cho Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO? |
Bình luận (0)