Theo quy định hiện hành, nếu cổ phần hóa DNNN thuộc Bộ, UBND cấp tỉnh, công ty mẹ của tập đoàn, tổng công ty thì chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN và giao SCIC “giữ hộ” quỹ này. Trong trường hợp cổ phần hóa DNNN là công ty con tập đoàn, tổng công ty chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN của tập đoàn, tổng công ty.
Tuy vậy, cho đến nay, các số liệu về thoái vốn nhà nước đã công bố công khai trong các báo cáo chính thức của cơ quan nhà nước chỉ là số tiền thu được từ bán cổ phần nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa hoặc vốn nhà nước đã đầu tư vào 5 lĩnh vực “nhạy cảm” chưa bao gồm giá trị vốn nhà nước thu được từ bán cổ phần lần đầu.
|
|
|
Chia sẻ băn khoăn này, ông Phạm Đức Trung nhấn mạnh: “Một trong những mục tiêu của thoái vốn và cổ phần hóa là nhà nước rút khỏi những lĩnh vực nhà nước không cần phải nắm giữ và đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nền tảng, nên đặc biệt quan trọng là nguồn thu từ việc này phải được dành cho cơ cấu lại DNNN, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân chứ không thể dùng cho các chi tiêu bất hợp lý, ví dụ như chi tiêu thường xuyên. Nó phải được dành cho tái đầu tư và nâng cao vai trò của nhà nước để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chứ không thể chi tiêu để nó mất đi”.
Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu cho rằng thoái vốn trên 50% ở những DN đang làm ăn thuận lợi, có thị trường thì chưa cần thiết lắm. “Tôi cho rằng, trước tiên nên thoái vốn ở những DN gặp khó khăn trong quản trị, làm ăn không có lãi thì tốt hơn những chỗ quản trị tốt, làm ăn có lãi, nộp ngân sách cao như Sabeco, Vinamilk. Đặc biệt, ở những lĩnh vực có liên quan đến điều hành vĩ mô, những lĩnh vực quan trọng mà thoái vốn sớm trên 50% thì có thể là vội vàng. Cũng không nên bán ngay một lúc trên 50% vốn như Sabeco vì ngân sách không cần ngay số tiền đó. Theo kế hoạch, năm 2017, ngân sách chỉ cần thu 60.000 tỉ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN và trong trung hạn (2016 - 2020) chỉ cần 200.000 tỉ đồng”, ông Chiểu nói.
Sẽ không ràng buộc phải giữ thương hiệu
Theo ông Trương Thanh Hoài, làm việc với các đối tác là những hãng bia lớn nhất, họ đều tỏ ra bất ngờ khi nghe tin các cơ quan quản lý đặt ra cam kết phải giữ thương hiệu. “Tất cả đều nói rằng họ mua là mua thương hiệu, mua hệ thống phân phối. Còn nếu vẫn chất bia đấy mà khoác lên thương hiệu khác thì người tiêu dùng lâu nay sẽ quay lưng nên đương nhiên họ sẽ giữ thương hiệu. Thế nên, trong quy chế chào bán sau này không còn ràng buộc phải giữ thương hiệu”, ông Hoài nói.
C.Hiếu
|
tin liên quan
Chuyên gia nói gì về lợi nhuận trên cổ phiếu của Bia Sài Gòn cao hơn cả AppleNgày 19.12, cổ phiếu Bia Sài Gòn kết thúc phiên giao dịch tiếp tục giảm thêm 21.600 đồng/CP xuống mức giá sàn.
Bình luận (0)