Đây là một trong những thước đo thành công của can thiệp, vì đối với loại bệnh lý nhồi máu cơ tim, thời gian càng kéo dài thì cơ hội càng mất dần, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên. Nếu người bệnh đến trễ quá 12 tiếng thì cơ hội can thiệp thành công sẽ không còn nữa.
Trong một nghiên cứu tại 6 trung tâm tim mạch lớn phía nam nước Mỹ (Reperfusion Time Study) thì thời gian cửa bóng trung bình là 154 phút. Trong khi đó, trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) có thời gian cửa bóng là 73 phút.
tin liên quan
Mổ tim cứu sống em bé sinh non chỉ nặng 850gEm bé sinh non bị suy hô hấp, suy tim. Đây là ca mổ tim cho bệnh nhân nhỏ nhất (tuổi lẫn cân nặng) được Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ghi nhận.
Nghẹt thở giành lại mạng sống từ tay tử thần
Mới đây, Đơn vị can thiệp nội mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận trường hợp người bệnh 59 tuổi, quốc tịch Singapore được chuyển khẩn từ Bệnh viện An Bình đến. Khai thác bệnh sử, trước khi nhập viện 2 giờ, sau buổi ăn chiều, người bệnh lên cơn đau ngực dữ dội sau xương ức. Cơn đau kéo dài hơn 30 phút thì được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện An Bình. Người bệnh bất tỉnh kéo dài khoảng 3 phút trước khi đến bệnh viện. Nhập viện trong tình trạng hôn mê, mạch và huyết áp không đo được, điện tâm đồ cho thấy người bệnh bị rung thất - gần ngưng tim. Các y bác sĩ nhanh chóng xử trí cấp cứu người bệnh bằng sốc điện, đặt nội khí quản để thở máy, dùng các thuốc điều trị rối loạn nhịp, các thuốc vận mạch để nâng huyết áp.
Sau 15 phút hồi sức tích cực, tim bắt đầu đập lại, huyết áp có nhưng rất thấp, đo điện tâm đồ thấy có dấu hiệu nhồi máu cơ tim tối cấp thành dưới. Tình trạng rất nguy kịch, nếu không được can thiệp cấp cứu để tái thông mạch máu bị tắc thì gần như khả năng tử vong là rất cao. Tiên lượng trước điều xấu sắp xảy ra, các y bác sĩ Bệnh viện An Bình ngay lập tức thông báo với y bác sĩ can thiệp nội mạch của Bệnh viện Đại học Y Dược để chuyển khẩn người bệnh qua.
17 giờ 10 phút cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến khoa cấp cứu. 17 giờ 25 phút bệnh nhân được chuyển lên phòng DSA để được can thiệp đặt stent cấp cứu mạch vành qua da. 17 giờ 45 phút bắt đầu thủ thuật, đến 18 giờ 10 phút người bệnh được nong bóng thành công.
Chỉ trong thời gian cửa bóng là 60 phút từ khi nhập viện đến khi tái thông lại mạch máu bị tắc, người bệnh đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
tin liên quan
4 bệnh viện phối hợp cứu sống sản phụ vỡ tử cung nguy kịchSản phụ chuyển dạ trong tình trạng nguy kịch do vỡ tử cung đã được cứu sống nhờ sự phối hợp 'báo động đỏ' của bốn bệnh viện: Trưng Vương, Hùng Vương, Truyền máu - Huyết học và Chợ Rẫy (TP.HCM).
Nguy hiểm của nhồi máu cơ tim
Nói về trường hợp trên, PGS-TS-BS Trương Quang Bình - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược, Giám đốc Trung tâm tim mạch cho biết, nếu người bệnh đến trễ quá 12 tiếng thì cơ hội can thiệp thành công sẽ không còn nữa.
Nhồi máu cơ tim cấp là kết quả của sự tắc nghẽn đột ngột và hoàn toàn lưu lượng máu đến nuôi động mạch vành thường do huyết khối. Huyết khối được hình thành tại chỗ ở vị trí của mảng xơ vữa động mạch. Cơ chế hình thành cục huyết khối rất phức tạp và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính. Ở đàn ông và phụ nữ lớn tuổi thường do vỡ mảng xơ vữa trong khi ở phụ nữ trẻ thường do loét mảng xơ vữa. Những người có nhóm nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim là người lớn tuổi, nam, gia đình có người mắc bệnh sớm cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, lối sống thiếu vận động thể lực, yếu tố tâm lý (căng thẳng, stress), béo phì hay thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường,...
tin liên quan
Huy động bác sĩ 5 chuyên khoa cứu sống người bị tai nạn giao thông nghiêm trọngNgày 17.2, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết bệnh viện đã cứu
sống một trường hợp bị tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cẩn thận với cơn đau ngực từ 10 - 20 phút
Biểu hiện lâm sàng của nhồi máu cơ tim cấp là cơn đau thắt ngực cấp tính. Cụ thể như đau ngực sau xương ức hay ngực trái, có thể lan lên cằm, vai hoặc tay trái; thường xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc gắng sức rất nhẹ; cảm giác nghẹn - thắt chặt hay đè ép; đau ngực dữ dội (đau làm người bệnh không thể chịu nổi, đau muốn ngất, chưa bao giờ trải qua cơn đau như vậy, đau làm người bệnh không thể tiếp tục những công việc thường ngày...); cơn đau kéo dài hơn 30 phút; cơn đau không giảm khi nghỉ ngơi hay ngậm dưới lưỡi bằng thuốc dãn mạch Nitroglycerin. Các triệu chứng đi kèm như người bệnh thường vã mồ hôi, khó thở, có thể có ngất. Một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị tụt huyết áp, choáng tim và đột tử.
Chính vì tính chất nguy hiểm của bệnh lý này mà khi người bệnh có các triệu chứng như trên, đặc biệt là cơn đau ngực xuất hiện cấp tính dữ dội kéo dài hơn 10 - 20 phút không đỡ thì nên đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
tin liên quan
Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị đâm xuyên timSáng 13.2, tại Khoa hồi sức tích cực - Gây mê phẫu thuật, Bệnh viện Quân y 121 (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), bệnh nhân L.P.T (21 tuổi, ngụ P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã qua cơn nguy kịch, mạch, huyết áp ổn định.
Bình luận (0)