tin liên quan
Liên tiếp xảy ra động đất gây rung chấn mạnh tại Quảng Nam
|
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay khẩn trương kiểm tra lại tất cả các thủy điện kể cả được và chưa phê duyệt vận hành phòng chống bão lụt, đảm bảo công trình và đảm bảo an toàn vùng hạ du. Phải tính toán phương án xấu nhất khi xảy ra sự cố nhất là phương án vỡ đập, để có ứng phó.
Đặc biệt, ông Thanh yêu cầu cần xem lại, rà soát, xuất phát từ đặc điểm cụ thể của từng thủy điện, thấy hiệu quả tới đâu, không cần thiết chủ động tham mưu cho dừng. Chủ trương của Quảng Nam cho dừng chứ không phát triển thêm, giảm càng nhiều càng tốt.
|
Về vấn đề động đất thường xuyên xảy ra trên địa bàn Quảng Nam thời gian gần đây, ông Thanh yêu cầu cần hết sức lưu ý vấn đề quan trắc động đất; thường xuyên nắm thông tin, thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, ngoài cảnh báo phải đưa ra dự báo.
"Sắp tới phải thực hiện nghiên cứu một đề tài về mối quan hệ giữa động đất, tích nước và an toàn các công trình thủy điện trên địa bàn Quảng Nam, để làm sao đánh giá được thực trạng hiện nay về phát triển thủy điện trên địa bàn", ông Thanh nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện vật lý địa cầu Việt Nam, cho biết từ tháng 1.2017 đến tháng 8.2018, trên địa bàn Quảng Nam xảy ra 69 trận động đất có cường độ từ 2,5 - 3,9 độ Richter. Trong đó, chủ yếu là ở các huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn. Tuy nhiên, theo ông Anh thì tất cả các trận động đất đều ở cường độ nhỏ, không gây thiệt hại nặng.
"Đây là những trận động đất kích thích, nguyên nhân xảy ra những trận động đất này là do các hồ chứa tích nước gây nên. Thời gian gần đây, có thêm nhiều trận động đất phát sinh, cần bổ sung trạm để quan trắc tốt hơn để đưa ra đánh giá cảnh báo", ông Anh nói.
Bình luận (0)