Theo đại tá Bùi Trọng Thế, Phó giám đốc Công an TP.Cần Thơ, thực hiện kết luận của Thanh tra TP.Cần Thơ, tháng 3.2018, Cơ quan CSĐT đã phân công giải quyết kiến nghị khởi tố vụ án về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Q.Bình Thủy.
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ đã trưng cầu Sở Tài chính giám định giá trị thiệt hại và định giá tài sản đối với quyền sử dụng đất phần diện tích chuyển mục đích sai quy định; việc ký hợp đồng với nhà tư vấn dịch vụ thẩm định giá tài sản với diện tích chuyển mục đích sai quy định để làm căn cứ xử lý.
Sau khi củng cố chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 39 ngày 15.9.2019 về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Quá nhiều sai phạm
Ngày 3.10, theo tìm hiểu của Thanh Niên, Thanh tra TP.Cần Thơ đã có kết luận đối với các sai phạm về đất đai xảy ra tại Q.Bình Thủy.
Qua kết quả thanh tra cho thấy, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Q.Bình Thủy trong thời gian qua có nhiều sơ hở, yếu kém; cho phép điều chỉnh loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định; tách thửa, chia lô, bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép; san lấp kênh rạch, lấn chiếm đất, hình thành nhiều khu dân cư tự phát có cơ sở hạ tầng thấp kém..., nhất là tại địa bàn P.Long Hòa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, phát triển đô thị của Q.Bình Thủy và của TP.Cần Thơ; vi phạm Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Kiến nghị xử lý chủ tịch và phó chủ tịch quậnTừ những sai phạm trên, Thanh tra TP.Cần Thơ đã kiến nghị Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ chỉ đạo Chủ tịch UBND Q.Bình Thủy tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến các sai phạm thuộc thẩm quyền quản lý.
|
Tại P.Long Hòa, qua xác minh, cho thấy các ngành chức năng của Q.Bình Thủy đã buông lỏng quản lý, ưu ái, dễ dàng để 2 hộ dân, là ông Sử Quang Thái và bà Nguyên Thị Thanh Tuyền được chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chia lô, bán nền, cấp phép xây dựng trái với quy hoạch được duyệt; để xây dựng nhà sai phép, không phép nhưng không kiên quyết xử lý, san lấp rạch Mù U trái phép để làm đường đi tại khu vực Bình Nhựt (P.Long Hòa)... hình thành nên các khu dân cư tự phát có cơ sở hạ tầng thấp kém, xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với công tác triển khai, thực hiện đề án khai thác quỹ đất TP.Cần Thơ, do phải bồi thường giá đất thổ cư, bồi thường nhà, vật kiến trúc và tái định cư cho các hộ dân.
|
Chuyển trái phép đất nông nghiệp để làm bến xe
Đáng chú ý, Thanh tra TP.Cần Thơ còn phát hiện ông Sử Quang Thái còn được cho phép điều chỉnh vị trí đất, nhận chuyển nhượng đất sai quy định. Theo hồ sơ thể hiện ông Sử Quang Thái có địa chỉ thường trú tại huyện Trà ôn, tỉnh Vĩnh Long; bà Nguyên Thị Thanh Tuyền có địa chỉ thường trú tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Tại thửa đất gốc của ông Nguyễn Văn Hai, khu vực Bình Nhựt (P.Long Hòa), qua kiểm tra hồ sơ điều chỉnh loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chia lô, bán nền, kết hợp xác minh, nắm tình hình, Thanh tra TP.Cần Thơ đã nhận định có dấu hiệu hình thành đường dây để thực hiện việc này.
Nghiêm trọng hơn là việc cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất CLN (cây lâu năm) thành đất ODT (ở đô thị) của ông Lê Đức Thành, với diện tích gần 1 ha đất ODT, trong đó có khoảng 0,66 ha chuyển mục đích sử dụng đất không đúng với quy hoạch. Ông Lê Đức Thành còn nhận chuyển nhượng đất LUA (lúa) sai quy định, hiện nay khu đất được sử dụng chủ yếu làm bến xe Thành Bưởi (theo quy định phải là đất chuyên dùng)... Thanh tra TP.Cần Thơ khẳng định, qua đó cho thấy có dấu hiệu không bình thường trong việc chuyển mục đích tại khu đất này.
Tháng 5.2019, UBND TP.HCM quyết định thu hồi khu 'đất vàng' rộng gần 11.000 m2 ở số 419 đường Lê Hồng Phong, giao cho UBND Q.10 đầu tư xây dựng trường học.
Cùng với quyết định thu hồi, UBND TP.HCM yêu cầu UBND Q.10 làm việc với đơn vị thuê sử dụng đất là Công ty CP Giày Sài Gòn (viết tắt GSG) để thông báo chủ trương thu hồi.
Trước đó, Báo Thanh Niên có nhiều bài viết phản ánh Công ty GSG được UBND TP.HCM cho thuê khu đất nói trên để làm văn phòng, nhà kho, nhà xưởng sản xuất giày, túi xách. Tuy nhiên, Công ty GSG hiện không còn hoạt động sản xuất tại khu “đất vàng” được thuê, nhưng đã lấy mặt bằng này cho nhiều đơn vị khác thuê lại.
Qua kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất số 419 đường Lê Hồng Phong, UBND Q.10 xác định: GSG chỉ sử dụng một phần làm văn phòng, một phần cho 5 tổ chức, cá nhân thuê lại, gồm: Công ty TNHH Thành Bưởi thuê làm kho chứa hàng, văn phòng làm việc và điểm giao dịch; Công ty TNHH Tiến Đồng Tiến, Công ty TNHH Karot Việt Nam, cho bà Trần Thị Oanh Oanh và bà Tân Mỹ Linh thuê làm kho chứa hàng.
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Sở TN-MT TP.HCM vào năm 2017, việc GSG tự ý cho thuê “đất vàng” là không đúng quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất và trả tiền thuê đất hằng năm được quy định tại điều 175 luật Đất đai 2013; vi phạm điều 19 Nghị định 102/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: “Tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê đất hằng năm”.
Khi bị cơ quan chức năng TP.HCM phát hiện những vi phạm về đất đai, GSG đã hủy bỏ hợp đồng cho thuê nhà xưởng, văn phòng, chuyển thành hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Thành Bưởi.
Thanh tra Sở TN-MT TP.HCM khẳng định việc Công ty GSG “biến hóa” từ hợp đồng cho thuê sang hợp đồng hợp tác kinh doanh, thanh toán phần lợi nhuận mỗi tháng, thực chất là “không khác so với thực hiện hợp đồng cho thuê nhà xưởng, văn phòng”.
|
Bình luận (0)