.>> Công an xử lý vụ người nhà bệnh nhân bóp cổ điều dưỡng viên
>> Đức chọn 125 người đào tạo điều dưỡng viên
>> Điều dưỡng viên không thể cười vì... quá tải
>> Cơ hội làm điều dưỡng viên tại Đức
>> Đức tuyển điều dưỡng viên Việt Nam
>> Làm điều dưỡng viên nhận lương 25 - 55 triệu đồng/tháng
>> Nhật Bản sẽ tiếp nhận điều dưỡng viên Việt Nam
Chưa có giấy phép vẫn tuyển công khai
Gần đây, sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên… nhận được thông báo quảng cáo của Công ty CP Du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng (OSC HP), có trụ sở chính tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng) tuyển chọn điều dưỡng viên tại tất cả các trường cao đẳng, trung cấp, đại học ngành Y trên toàn quốc.
Vũ Thị Huệ, sinh viên Trường cao đẳng Y tế Hải Phòng cho hay: “Những sinh viên dự tuyển không cần có bằng tốt nghiệp và bảng điểm, chỉ cần có xác nhận của nhà trường và đóng 1 triệu đồng đặt cọc. Nếu không tham gia sẽ không được trả lại tiền cọc. Ngoài ra, khi trúng tuyển, ứng viên chuẩn bị 21 triệu đồng cho thủ tục visa”.
|
Trong khi chưa thẩm định hợp đồng, chưa có văn bản của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép được thực hiện tư vấn, tuyển chọn, Công ty OSC vẫn quảng cáo rầm rộ khắp nơi. Không chỉ đến tận các trường ngành y phát tờ rơi, công ty này còn quảng cáo trên các trang mạng raovat, vatgia…
Đáng chú ý, công ty còn tổ chức buổi tư vấn hoành tráng tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 16 Lê Hồng Phong (Hà Nội). Theo giới thiệu của Tổng giám đốc OSC Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận, đây là chương trình hợp tác giữa Công ty OSC HP với 1.200 bệnh viện thần kinh tại Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực điều dưỡng.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định: “Đến thời điểm này, chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép tuyển điều dưỡng viên đi nước ngoài làm việc. Bộ LĐ-TB-XH chỉ giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước là đầu mối duy nhất tuyển chọn các ứng viên đưa đi Đức và Nhật”
|
Mặc dù sau đó đã bị Cục Quản lý lao động “tuýt còi”, nhưng cuối tháng 9, nhân viên Công ty OSC (chi nhánh tại ngõ 245 Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết vẫn đang nhận hồ sơ.
Theo một nhân viên giới thiệu tên Thành, công ty đã tuyển xong đợt 1 gồm 20 người. Tổng chi phí mỗi người phải nộp là 5.000 USD, lương khởi điểm từ 1.300 - 1500 USD/tháng. Trong tháng 10, những thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học. “Đợt 2 vẫn tiếp nhận hồ sơ. Người lao động đến nộp trực tiếp và khai vào mẫu. Ngoài ra, nộp 500.000 tiền luyện thi”.
Ngày 9.10, nhân viên văn phòng là đại diện của Công ty OSC tại Hà Nội, địa chỉ ngõ 177 Định Công, quận Hoàng Mai, cũng cho biết vẫn tiếp nhận hồ sơ, kế hoạch thi tuyển sẽ thông báo sau. Nếu ai muốn học tiếng Nhật, công ty sẽ tạo điều kiện, với học phí 1 triệu đồng/tháng/người.
Ngoài Công ty OSC, ngày 7.10, trên trang vatgia.com, Công ty CP Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long, địa chỉ 172 Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân và Công ty CP Quốc tế Nhật Minh, chi nhánh Hà Nội tại khu đô thị Đền Lừ II, quận Hoàng Mai cùng đăng thông báo tuyển y tá, điều dưỡng đi làm việc tại Nhật trên trang vatgia.com, với số lượng cần tuyển 120 người.
Đề nghị Bộ Công an phối hợp kiểm tra
Theo bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước, gần đây rất nhiều điện thoại và thư của người lao động gửi đến Cục hỏi về chương trình tuyển điều dưỡng viên. Ngoài chương trình được quảng bá là đưa điều dưỡng viên sang Nhật, người lao động còn phản ánh một số công ty khác còn tuyển điều dưỡng viên đi Đức.
“Cả 2 chương trình này đang được người lao động rất quan tâm, bởi mức lương ở các quốc gia này khá cao, từ 30-60 triệu đồng/tháng. Bộ LĐ-TB-XH vẫn đang triển khai thí điểm nên mỗi chương trình chỉ tuyển từ 100-150 ứng viên. Do vậy, việc các doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng khiến người lao động nhầm lẫn”, bà Hà nói.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho biết, Nhật Bản không tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài thực tập kỹ năng trong ngành Y tế. Theo quy định của chương trình thực tập sinh, trong 68 ngành nghề mà Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài thực tập trong 3 năm, không có nghề giúp việc cho điều dưỡng, ngoài chương trình đang thực hiện giữa hai Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, việc các doanh nghiệp chưa được cấp phép mà vẫn ra thông báo tuyển, tổ chức tư vấn và tuyển chọn là sai phạm.
Trước những thông tin tuyển dụng gây nhiễu loạn, ảnh hưởng tới chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật, Đức, ngày 8.10.2014, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã gửi công văn tới Cục cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Cục An ninh nội bộ (Bộ Công an) đề nghị phối hợp xác minh, làm rõ 9 đơn vị, công ty thông báo tuyển điều dưỡng viên đi nước ngoài làm việc. Nếu phát hiện sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Hải Bình
Bình luận (0)