Tại tòa, đa số các bị cáo này kêu oan về tội “cố ý làm trái...”. Nguyên Phó tổng giám đốc Nguyễn Hồng Sơn thừa nhận bản chất quan hệ vay tiêu dùng giữa 47 nhân viên Navibank với ngân hàng này không phải là hợp đồng vay, mà chỉ là hợp đồng giả cách, lấy tiền của Navibank ra nhằm ký hợp đồng tiền gửi tại VietinBank. “Nhưng luật Các tổ chức tín dụng không cấm các quan hệ cho vay, gửi tiền liên ngân hàng”, bị cáo Sơn khai.
Chủ tọa chất vấn: “Bị cáo nghĩ sao khi phê duyệt các hợp đồng vay với tài sản đảm bảo là tiền gửi tại VietinBank nhưng thời điểm ký, giải ngân tiền vay, tài sản đảm bảo là tiền gửi này chưa có tại VietinBank”. Sơn trả lời: “Tài sản đảm bảo có thể được hình thành trong tương lai. Các khoản tiền đảm bảo này đều về trong ngày”.
Ngoài ra, bị cáo Sơn cũng khai chủ trương lãi suất ngoài là của tập thể Ban lãnh đạo Navibank, vì đây là hoạt động bình thường của ngân hàng.
Nguyên Phó tổng giám đốc Cao Kim Sơn Cương cũng khai về nguyên tắc thì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn, nên Ban lãnh đạo Navibank mới đưa ra chủ trương để các nhân viên Navibank vay tiền của ngân hàng, lãi suất tiền vay sẽ bằng với lãi suất tiền gửi cộng lãi suất ngoài nhằm tạo nguồn thu cho Navibank.
tin liên quan
Nguyên tổng giám đốc Navibank kêu oanĐại diện Viện KSND TP.HCM chất vấn nguyên Tổng giám đốc Lê Quang Trí về việc Navibank nhận lãi suất ngoài, vượt mức 14% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Bị cáo Trí trả lời: “Thông tư 02/2011 của Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn không vượt quá 14%/năm; không có quy định nào quy định lãi suất đối với cá nhân gửi tiền nên việc cá nhân nhận lãi suất ngoài là không sai”.
Viện KSND TP.HCM cũng đặt vấn đề nếu luật Các tổ chức tín dụng không cấm gửi tiền liên ngân hàng, tại sao Navibank không trực tiếp gửi tiền qua VietinBank mà phải cho nhân viên vay tiền rồi lấy tiền đó gửi qua VietinBank. Trí trả lời: “Navibank muốn đa dạng hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, hình thức cá nhân vay tín dụng ngân hàng sẽ dễ tất toán hơn là gửi liên ngân hàng”.
Hôm nay, phiên xử tiếp tục phần thẩm vấn.
Phải xin phép bị cáo trước khi chụp hình?
Trong 2 ngày xét xử, vì 10 bị cáo đều được tại ngoại nên việc các nhà báo, phóng viên tác nghiệp chụp hình bị cáo khá khó khăn. Đa phần các bị cáo đều phản ứng, không cho phép chụp hình và nói rằng phải có sự đồng ý của họ mới được chụp. Dù các nhà báo giải thích rằng đã được sự cho phép của HĐXX nhưng một số bị cáo vẫn yêu cầu văn bản đồng ý của HĐXX và phải được chính bị cáo cho phép.
|
Bình luận (0)