Chuẩn bị kịch bản cao nhất ứng phó Covid-19

16/07/2021 06:15 GMT+7

Theo Thủ tướng, tình hình mới phải có cách tiếp cận mới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, căn cứ điều kiện cụ thể để đưa ra những quyết sách, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp.

TP.HCM nỗ lực mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19
Cấp tập dựng thêm bệnh viện dã chiến

Họp với 27 tỉnh thành phía nam về phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương chuẩn bị kịch bản, phương án cao nhất cho tình hình diễn biến xấu hơn, không để bị động, đồng thời kêu gọi tinh thần dũng cảm quyết định những vấn đề đột phá, đột xuất.

Những lời khuyên bác sĩ dành cho người mắc Covid-19 và F1, F2

Hôm qua (15.7), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 địa phương từ Phú Yên đến Cà Mau để bàn về những giải pháp quyết liệt hơn trong phòng chống dịch Covid-19.
Chuẩn bị kịch bản cao nhất ứng phó Covid-19

Thủ tướng yêu cầu tận dụng từng giờ, từng ngày để phòng chống dịch hiệu quả hơn

Ảnh: Nhật Bắc

Dũng cảm quyết định những vấn đề bất ngờ

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng ghi nhận thời gian vừa qua, TP.HCM và các tỉnh có dịch đã nỗ lực hết mình, đặc biệt là các bí thư, chủ tịch, lãnh đạo các cấp đã thể hiện rất rõ tinh thần nêu gương, tất cả vì tính mạng, sức khỏe nhân dân, huy động được cả hệ thống chính trị và kêu gọi, vận động, truyền cảm hứng cho nhân dân và các doanh nghiệp vào cuộc để phòng chống dịch và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại những nơi có điều kiện.
Nhờ vậy, mặc dù biến chủng vi rút mới lây nhiễm nhanh, mạnh, khó lường, tình hình diễn biến phức tạp trên diện rộng, cơ sở vật chất còn hạn chế, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm do chưa có tiền lệ, nhưng TP.HCM và một số địa phương đã thực hiện được những biện pháp hết sức thiết thực, cụ thể và đạt được những kết quả nhất định.

Đề nghị có sổ tay hướng dẫn từng nội dung chống dịch

Phát biểu tại các đầu cầu, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương đề nghị Bộ Y tế có sổ tay hướng dẫn từng nội dung chống dịch và tổ chức tập huấn cho lực lượng chống dịch. Trong khi đó, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh cho rằng một trong những ưu tiên phòng, chống dịch là bảo đảm an toàn cho hệ thống vận tải biển, cảng biển, hoạt động dầu khí, một số dự án lớn đang triển khai trên địa bàn… và đề nghị có gói vắc xin phòng Covid-19 cho người lao động đang làm việc tại những nơi này.
Dù vậy, Thủ tướng cho rằng phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế như có nơi, có lúc chưa bám sát diễn biến tình hình, chưa dự báo, lường hết được những khó khăn, đặc biệt là sự lây lan nhanh của biến chủng vi rút mới. Có nơi, có lúc bị động, lúng túng, thậm chí bất ngờ, một bộ phận người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chưa chấp hành nghiêm các quy định, nhất là quy định, hướng dẫn phòng chống dịch. Những điều này khiến kết quả phòng chống dịch tại một số địa phương chưa cao, chưa được như mong muốn.

Các địa phương phải chuẩn bị các kịch bản, phương án cao nhất cho tình hình diễn biến xấu hơn, không để bị động, lúng túng

 
Do đó, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành phải phân tích, mổ xẻ nghiêm túc, kịp thời khắc phục những hạn chế nói trên để làm tốt hơn. Cụ thể, với TP.HCM và các tỉnh có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần ưu tiên số 1 là tập trung phòng chống dịch hiệu quả, nhưng không bỏ qua những cơ hội tận dụng được để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Những nơi nào đủ điều kiện an toàn mới đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
“Các địa phương phải chuẩn bị các kịch bản, phương án cao nhất cho tình hình diễn biến xấu hơn, không để bị động, lúng túng; cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết để tập trung cho phòng, chống dịch, mua trang thiết bị, bồi dưỡng cho lực lượng chống dịch tuyến đầu, tập trung cho mua vắc xin”, Thủ tướng yêu cầu đồng thời nhấn mạnh tinh thần “tận dụng giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” để thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả hơn.
Đáng chú ý, ông nhấn mạnh đến việc công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung thống nhất, xuyên suốt và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp phải được tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm, hiệu quả trong công tác chỉ đạo và “đủ dũng cảm, có đủ khả năng quyết định những vấn đề có tính chất đột phá, đột xuất, bất ngờ”.

TP.HCM tăng thêm bao nhiêu ca Covid-19 sau 1 tuần thực hiện Chỉ thị 16?

Bổ sung vắc xin ưu tiên cho các chuỗi cung ứng

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa giữa các bộ, ngành với địa phương để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Cụ thể, Bộ GTVT phải bảo đảm giao thông thông suốt, không để ách tắc vận tải hàng hóa. Bộ Công thương bảo đảm cung ứng, phân phối hàng hóa đầy đủ.

Bộ Y tế phê duyệt vắc xin Covid-19 Janssen sản xuất tại Bỉ, Hà Lan

Ghi nhận 3.416 ca mắc Covid-19 tại 29 tỉnh, thành

Ngày 15.7, Bộ Y tế có Quyết định số 3448/QĐ-BYT về việc phê duyệt có điều kiện vắc xin Covid-19 “Covid-19 Vaccine Janssen” cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Covid-19 Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất. Theo Bộ Y tế, Covid-19 Vaccine Janssen được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam).
Bộ Y tế cho biết vắc xin này được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) cung cấp cho Bộ Y tế và cam kết của công ty về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp. Bộ Y tế yêu cầu việc sử dụng Covid-19 Vaccine Janssen phải theo hướng dẫn của Bộ, đồng thời giao Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin Covid-19 Vaccine Janssen trước khi đưa ra sử dụng.
Đây là loại vắc xin Covid-19 thứ 6 được Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19.
Cùng ngày, Bộ Y tế cho biết Việt Nam ghi nhận 3.416 ca mắc mới, 37 ca nhập cảnh được cách ly ngay. 3.379 ca lây nhiễm trong nước tại 29 tỉnh, thành, ghi nhận tại TP.HCM 2.691 ca, Đồng Nai 132 ca, Bình Dương 122 ca, Đồng Tháp 99 ca. Các tỉnh khác có 1 - 48 ca. Đồng thời, Bộ bác bỏ đoạn tin nhắn đang lan truyền trên mạng xã hội được cho là của Bộ Y tế cung cấp về “một nghiên cứu tại Singapore” nói “Covid-19 là một loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người” và “có thể điều trị Covid-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu...”.
Liên Châu
Bộ TT-TT bảo đảm hoạt động thông suốt các công cụ công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch. Bộ NN-PTNT tăng cường sản xuất hàng hóa, cung ứng lương thực thực phẩm cho người dân đang thực hiện giãn cách xã hội. Bộ Y tế đáp ứng các yêu cầu liên quan đến bảo đảm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị chống dịch, nhân lực y tế; tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc xin phòng Covid-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm ở những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao, tập trung cho các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu công nghiệp.
Theo Thủ tướng, tình hình mới phải có cách tiếp cận mới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, căn cứ điều kiện cụ thể để đưa ra những quyết sách, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, phát huy tối đa tinh thần chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo và cả trong nhân dân, doanh nghiệp. “Phòng, chống dịch theo hướng tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; góp phần chống dịch là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân. Các địa phương chủ động hơn nữa trong chuẩn bị nguồn lực về con người, tổ chức tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, tay nghề để đáp ứng yêu cầu chống dịch sát với tình hình thực tế”, Thủ tướng nói.
Tại cuộc họp, để giải quyết việc lưu thông hàng hóa, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu Bộ GTVT thống kê toàn bộ lái xe đường dài, tập trung tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đối tượng này. Bộ Y tế nghiên cứu, rà soát lại quy định xét nghiệm định kỳ cho lái xe vận tải hàng hóa.

Đồng Nai triển khai thí điểm cách ly F1 tại nhà dập Covid-19

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.