Công suất xét nghiệm Covid-19 đạt hơn 62.000 mẫu/ngày

18/03/2021 05:24 GMT+7

Theo Bộ Y tế , Việt Nam hiện có 157 phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 , với công suất xét nghiệm Covid-19 tối đa khoảng 62.593 mẫu/ngày.

Theo báo cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ 8 - 16.3, đã có 20.695 người thuộc nhóm ưu tiên tại Việt Nam được tiêm vắc xin Covid-19. Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm với các dấu hiệu như: sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, phát ban, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy.

Sáng 18.3: Không ca Covid-19, hơn 24.000 người được tiêm vắc xin

Bộ Y tế khuyến cáo, nếu người được tiêm xuất hiện dấu hiệu mẩn ngứa lan rộng, mạch nhanh, huyết áp tăng cao hoặc tụt, tức ngực khó thở, chân tay lạnh hoặc có diễn biến nặng lên, cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, nhưng nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, có mật độ dân số cao; nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, việc kiểm soát dịch phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vắc xin, nhưng nguồn cung ứng vắc xin nhập khẩu còn hạn chế và vắc xin trong nước dự kiến phải tới quý 4/2021 thì mới có thể đưa vào sử dụng. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay theo chiến dịch 5K.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 157 phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, với công suất xét nghiệm tối đa khoảng 62.593 mẫu/ngày. Tính đến 15.3, cả nước đã thực hiện xét nghiệm cho hơn 3,2 triệu lượt người.

Chiều 17.3: Thêm 7 ca Covid-19 tại Hải Dương, Khánh Hòa

TP.HCM kết luận phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19

Ngày 17.3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết tính từ 8 - 16.3, đã có 824 nhân viên y tế Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP.HCM được tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Trong đó đã ghi nhận những trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm, gồm: sưng, đau tại chỗ tiêm, đau cơ, đau đầu, sốt, đau khớp, bồn chồn, khó chịu, ớn lạnh, chóng mặt, tiêu chảy, đau họng.
Ngoài những phản ứng thông thường thì ghi nhận thêm 6 trường hợp có triệu chứng khác: 1 ca huyết áp kẹp, 2 ca tiêu chảy độ trung bình và 3 ca phản ứng phản vệ độ 2.
Ngày 17.3, Bộ Y tế thông báo ghi nhận 7 ca mắc Covid-19 mới, là các bệnh nhân (BN) Covid-19 thứ 2.561 - 2.567 tại Việt Nam. Trong đó, 5 ca được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Khánh Hòa và 2 ca lây nhiễm trong nước (là các ca F1), ghi nhận tại TP.Chí Linh và TP.Hải Dương (tỉnh Hải Dương).
Liên Châu

Được tiêm vắc xin Covid-19, quân nhân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3: “tim có đập nhanh”

Ngay khi ghi nhận những trường hợp phản ứng sau tiêm, HCDC đã tổ chức điều tra, đánh giá nguyên nhân sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại BV Bệnh nhiệt đới. Sở Y tế TP.HCM đã họp hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân sự cố bất lợi sau tiêm chủng đối với 3 trường hợp phản ứng phản vệ độ 2. Hội đồng tư vấn chuyên môn kết luận: 3 trường hợp phản vệ độ 2 sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại BV Bệnh nhiệt đới được điều trị kịp thời, diễn tiến ổn định, xuất viện sau 24 giờ. Về quy trình bảo quản, vận chuyển vắc xin, thực hành tiêm chủng an toàn và xử trí sau tiêm chủng của BV Bệnh nhiệt đới thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế.
Qua kinh nghiệm của BV Bệnh nhiệt đới, Sở Y tế chỉ đạo HCDC khẩn trương tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai tiêm chiến dịch vắc xin Covid-19 cho các cơ sở tiêm chủng sắp tới, đảm bảo việc tổ chức tiêm chủng an toàn. Mỗi cơ sở tiêm chủng chủ động hoặc phối hợp với các BV trên địa bàn tổ chức đội cấp cứu tại đơn vị trong buổi tiêm chủng, có quy trình xử trí cấp cứu rõ ràng để xử trí ngay khi xảy ra sự cố bất lợi sau tiêm.

Tâm sự chiến sĩ tuyến đầu ngày tiêm vắc xin Covid-19 ở Đà Nẵng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.